Mẹ đã biết cách tay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa ?
Ngay từ lần đầu tiên, thay tã cho trẻ sơ sinh sẽ là thời điểm để bạn và bé ‘giao tiếp’ với nhau, đồng thời cũng là phần quan trọng trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh của bạn. Bạn và bé sẽ đối mặt trực tiếp với nhau, vì vậy, hãy tận hưởng khoảng thời gian này bằng cách trò chuyện với bé, vuốt ve bé, hoặc hát cho bé nghe!
Vệ sinh đúng cách trước khi thay tã cho trẻ sơ sinh
Việc thay tã cho trẻ tưởng
chừng như rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết thay tã đúng phương pháp.
Trước khi thay tã mới bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Có thể dùng một chiếc
bông thấm nước hoặc dung dịch vệ sinh (loại dùng cho trẻ sơ sinh) để lau 2 bẹn
trên dưới, từ trước ra sau.
Vệ sinh trước khi thay tã |
Bạn cần chú ý lau chùi các nếp gấp trên chân của trẻ,
hai bên đùi trẻ. Nếu bạn dùng nước vệ sinh cho trẻ, sau khi lau bạn cần phải thấm
khô bằng khăn mềm hoặc giấy vệ sinh. Bạn nên để trẻ đá chân một lúc cho không
khí làm khô vùng mông. Sau đó bạn nên bôi một lớp kem mỏng chống hăm xung quanh
bộ phận sinh dục và dưới mông rồi quấn tã cho trẻ.
Cần chú ý khi vệ sinh cho trẻ sơ sinh là bạn không nên
lau sâu vào bên trong bộ phận sinh dục của bé gái cũng như kéo da quy đầu dương
vật của bé trai ra phía sau để làm sạch bên trong. Điều này có thể gây tổn
thương cho bé.
Cách thay tã cho trẻ
Với loại tã vải
Bạn
nâng hai chân trẻ lên và lót tã xuống bên phía dưới trẻ. Cần lưu ý sao cho rìa
trên của tã ở ngang vùng thắt lưng của trẻ. Kéo vạt dưới của tã lên phía trên
qua giữa 2 chân bé, cố định vị trí tã rồi xếp góc ở một bên lên trên vạt và siết
nhẹ cho sát. Sau đó bạn xếp một góc kia lên trên và dùng kim băng để cố định tã
(thường kim được gài ở vị trí giữa với trẻ sơ sinh và ở hai bên tã với các trẻ
lớn hơn)
Với loai tã giấy
Bạn
cũng nâng hai chân trẻ lên và lót tã bên dưới sao cho mép trên của tã ở ngang
vùng thắt lưng trẻ. Luồn vạt dưới tã qua giữa 2 chân trẻ và gập lên trên. Bóc
màng của viền dính ra và lần lượt dính 2 vạt tã lại với nhau. Chú ý để tã bó
sát vào phần bụng dưới của trẻ.
Với loại tã dùng một lần: Trước tiên bạn cần lau sạch toàn bộ vùng mông em bé và thoa kem ngừa hăm. Bạn
hãy lau sạch tay bằng giấy vệ sinh , nếu không băng dán sẽ không dính vì bạn lỡ
bôi tí kem lên băng dán hoặc lên mặt trước tã. Mở tã ra, đặt nó sao cho băng
dán nằm phía trên. Nhấc trẻ lên bằng cách nắm và đặt một ngón tay giữa 2 mắt cá
chân trẻ rồi đẩy nhẹ tã xuống phía dưới
lưng trẻ sao cho lưng tã ngang hông trẻ. Kéo mặt trước tã lên, cho bộ phận sinh
dục (bé trai) không hướng xuống dưới (nếu không bé sẽ đái ướt đầy lưng). Giữ một
góc tã đúng vị trí và dùng tay còn lại gỡ
băng dán và kéo nó chồng lên và dán vào mặt trước sao cho nó song song với mép
tã. Miếng băng bên kia cũng làm như vậy, bảo đảm sao cho tã vừa khít chân bé và
không bị xoắn lệch sang một bên. Tã nên vừa khít thắt lưng bé - Chỉ đủ rộng để nhét một ngón tay của bạn vào. Kiểm tra xem có vừa khít không, nếu lỏng
quá thì gỡ băng dán ra dán lại cho vừa.
Không một đứa trẻ nào lại
chịu nằm yên khi bạn thay tã cho bé – Nhưng bạn vẫn phải lau đít cho bé cho sạch.
Đầu tiên bạn nên sử dụng loại tã dùng một lần, vì bạn có thể mặc cho bé rất dễ
dàng, không cần phải lo lắng về những cây kim băng luộm thuộm. Nếu bé quá bận,
cách dễ nhất là đặt bé vào bồn tắm trên miếng lót không trơn trượt và dùng vòi
sen tưới nước ấm vào đít bé. Lau khô cho bé.
Với loại tã vải ba lớp
thấm
Bạn cần lau đít cho bé, và thoa kem chống nhiễm trùng. Luôn luôn để tã bẩn
để xa tầm với của trẻ và giặt ngay tã bẩn ngay kho mới thay ra. Trước tiên bạn
cần cầm mắt cá chân nhấc 2 chân bé lên và đẩy nhẹ tã xuống dưới bé. Đặt mép
trên cùng ngang thắt lưng em bé. Đưa thân tã lên giữa 2 chân bé (gài cho bộ phận
sinh dục của bé trai hướng xuống phía dưới)
và giữ nguyên đó trong khi bạn gấp lên một bên mép dài trên một đoạn ngắn.
Kéo góc tã đó quanh eo
em bé, hơi kéo cho tã được căng. Giữ góc đó ở nguyên vị trí trong khi bạn gấp lên phần còn lại của mép tã
dài.Vẫn giữ góc tã thứ nhất.
bạn đưa góc tã thứ 2 lên phía trước, kéo tã cho thật chật vì nó sẽ lỏng bớt khi
bạn gài kim băng.
Luồn ngón tay bạn giữa
tã và bụng em bé để không châm phải bé, rồi ghim tất cả các lớp lại với nhau. Đặt
kim băng nằm ngang và gài kim băng lại.
Một chiếc tã quấn chặt
thì sẽ vừa khít với eo và chân bé (Kiểm tra với ngón tay bạn). Tã vải luôn luôn
lỏng ra khi em bé cựa quậy, vì vậy nếu chưa gì tã đã lùng bùng rồi thì bạn hãy
tháo kim băng ra và quấn lại.
Nếu bé bị hăm đít, bạn
có thể dùng loại quần lót buộc dây hay loại có băng dán, bạn chỉ cần không bấm
nút bấm dưới đũng cho thoáng khí là được, hoặc bỏ không mặc quần nhựa cho bé
trong 12 tiếng.
Với loại tã vải gấp
theo kiểu cánh diều
Bạn cần có tất cả các tã sạch gấp lại, với các lớp lót đặt
đúng vị trí. Lau đít cho em bé hoặc thoa kem chống nhiễm trùng. Một khi vùng bụng
em bé lớn lên, hai góc tã sẽ không còn chồng lên nhau được nữa, nên bạn hãy gài
tã với 2 kim băng.
Kéo mép tã ngắn lên
trên, gài cho bộ phận sinh dục (bé trai) nằm hướng xuống dưới. Một tay bạn giữ
tã ngay đó, trong khi bạn kéo một góc tã bên hông lên và chồng lên trên. Đưa góc
tã còn lại ra đằng trước và chồng lên góc thứ nhất vừa kéo vải cho căng để tã
được khít.
Không để cho tã lỏng
ra, bạn hãy đưa các ngón tay và bên trong tã và gài kim băng cho nằm ngang. Kiểm
tra xem bạn quấn tã có vừa khít không - Cài lại kim băng nếu tã trông có vẻ lùng nhùng.
Những lưu ý khi thay tã cho trẻ sơ sinh
Sau khi trẻ đi tiểu tiện cần thay tã ngay cho trẻ |
- Không nên chần chừ thay
tã khi trẻ tiểu tiện vì vi khuẩn trong phân có thể làm cho ure trong nước tiểu
phân giải, sản sinh ra ammoniac làm kích thích da trẻ, gây viêm. Không nên thắt
thêm đai buộc ngoài tã lót vì như thế càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
ở da hơn.
- Không nên lau chùi da
trẻ qua loa khi thay tã, chú ý lau xung quanh bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi
lau quanh hậu môn. Đặc biệt ở bé gái, niệu đạo và âm đạo về cơ bản không có vi
khuẩn, song vi khuẩn ở cửa hậu môn lan sang gây viêm nhiễm.
- Không nên giặt tã lót
qua loa. Sau khi giặt xong, cần ngâm tã vào nước xôi để sát trùng , sau đó giũ
lại nhiều lần để tránh các chất kiềm còn sót lại trên tã gây kích ứng cho da.
Sauk hi phơi tã khô ngoài nắng phải để nguội mới dùng.
- Không nên dùng vải mới
và vải nhuộm màu tối để làm tã lót. Vải khô mới dễ gây sát da còn vải xẫm màu dễ
gây viêm da. Tốt nhất là nên dùng vải sợi bông cũ, màu trắng, dễ thấm nước làm
tã
- Không nên đặt thêm đệm
lót vải nilong trên tã lót. Không ít bà mẹ thêm đệm nilong để phòng phân vào nước
tiểu của bé thấm vào chăm bông, quần áo. Thực tế việc này càng dễ sinh ra
ammoniac, gây dị ứng đỏ mông của trẻ, làm da bẹn bị ẩm ướt hơn, gây nhiễm khuẩn
nấm.
- Để tránh cho trẻ bị hăm
tã, bạn nên dùng loại tã thông thoáng và mềm mại, chú ý vách chống tràn của tã
khi mua sản phẩm. Tã có vách chống tràn mềm sẽ giúp bé bớt cọ xát, mẩn ngứa. Mặt
tiếp xúc làm bằng chất liệu thông thoáng, mềm mỏng cũng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn
trong sinh hoạt. Môi trường ấm ướt kéo dài cũng dễ khiến cho không khí không được
lưu thông qua lớp tã, bỉm.
- Nước tiểu ứ đọng quá
lâu là môi trường tốt cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Do đó, các bé
không được thay tã thường xuyên dễ bị tiếp xúc với vi khuẩn gây ngứa ngáy. Sự cọ
xát làm tổn thương da làm vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập.
- Các bậc cha mẹ nên thay
tã thường xuyên 4 tiếng một lần, tối đa là 6 tiếng và nên thay ngay sau khi bé
đại tiện hoăc tiểu tiện. Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng để tránh bị vi khuẩn
tích tụ gây bệnh, cho bé để da trần trước khi cho bé thay tã mới.
Bé có thể bị hăm da nếu mẹ không biết cách thay tã cho trẻ |
- Ngoài ra, bạn có thể
bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã. Thói quen quấn kín
mít cho trẻ khiến các bé dễ đổ mồ hôi ngay cả khi mùa lạnh. Ở các vùng da nhiều
nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, nên xoa lớp kem hoặc dầu mỏng để tạo màng bảo vệ
cho trẻ.
- Cần tránh không để nước tiểu và phân ngấm vào da của trẻ. Không nên
xoa phấn rôm bởi phấn chỉ có tác dụng hút ẩm, nhưng lại làm bít tắc lỗ chân
lông khiến cho bé dễ bị hăm. Đối với các bà mẹ dùng tã vải cho bé , xà phòng và
các chất tẩy rửa khi giặt tã cũng có thể
là nguyên nhân khiến con bị kích ứng và
mẩn ngứa ( nếu làn da của trẻ nhạy cảm). Vì vậy cần có sự lựa chọn phù hợp.
Thay tã đúng cách cho trẻ sơ sinh là biện pháp quan trọng để chăm sóc da cho trẻ sơ sinh. Chính vì thế, bạn cần phải hết sức lưu ý khi thực hiện các bước để làn da non nớt của trẻ không bị tổn thương.
Mẹ đã biết cách tay tã cho trẻ sơ sinh đúng cách chưa ?
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 08, 2016
Rating:
Post a Comment