Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh - Bí quyết trẻ hết khóc ngày cày đêm !
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh - Bí quyết trẻ hết khóc ngày cày đêm !: Việc chăm sóc giấc ngủ cho bé không quá khó nhưng cũng không đơn giản, nhiều cha mẹ vẫn mắc phải những lỗi điển kinh điển khi cho con ngủ.
Trẻ hết khóc ngày ngủ đêm nếu như mẹ biết cách
Trẻ sơ sinh thường ngủ
từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của
trẻ là từ 4 – 5 tiếng vì trẻ còn được cho bú vào những lúc thức giấc. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ có thể ngủ 10 giờ liền, trong khi có trẻ lại
chỉ ngủ 2 tiếng một giấc. Không có một công thức nào quy định thời gian ngủ của
trẻ vì đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện. Trong 3
tháng đầu sau khi sinh, một đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ 5 tiếng vào ban ngày và
10 tiếng vào ban đêm và thức giấc khoảng 2 lần. Khoảng 90% trẻ trong độ tuổi
này ngủ trọn đêm và cũng có nghĩa là chúng ngủ một giấc kéo dài từ 6 tới 8 tiếng.
Nếu trẻ sơ sinh tiếp tục khóc khoảng vài phút trong khi đang
ngủ, đó chỉ là phản ứng bình thường ở trẻ. Trẻ có thể cảm thấy khó chịu do: đói,
lạnh, tã lót ướt chưa kịp thay, hay thậm chí là ốm. Bạn đêm khi thức dậy cho trẻ
ăn hay thay tã lót thì các thao tác của bạn cũng cần phải nhanh. Đừng có thêm
những lời động viên, dỗ dành cho trẻ như: Nói chuyện, đùa giỡn hay bật đèn
sáng. Bạn phải tập thói quen cho trẻ ngủ trọn vẹn trong đêm. Vì đứa trẻ không
quan tâm mấy giờ rồi, miễn là những nhu cầu của chúng được đáp ứng. Nhiểu bà mẹ vì không biết điều này mà rơi vào trạng thái mệt mỏi khi trẻ sơ sinh khóc ngày cày đêm trong một thời gian dài.
Vào lúc 6 tháng tuổi,
trẻ sơ sinh có thể ngủ 3 tiếng ban ngày và 11 tiếng vào ban đêm. Vào độ tuổi
này bạn có thể thay đổi phản ứng đối với những đứa trẻ thường hay thức giấc và
khóc la vào ban đêm. Cho trẻ 5 phút để lắng và làm dịu cơn khóc và trở về giấc
ngủ. Nếu trẻ không có động thái gì thì có thễ vỗ nhẹ vài cái vào mông trẻ, ru à
ơi, không nên đặt trẻ lên tay sau đó lại đặt xuống trừ khi bé bị ốm. Nếu trẻ
không ốm và tiếp tục khóc, hãy thêm 5 phút và tiếp tục lặp lại thao tác trên.
Sau vài ngày trẻ sẽ tìm ra được cách trở về giấc ngủ nhẹ nhàng dễ dàng hơn. Nếu
trẻ 6 tháng tuổi tiếp tục thức giấc vào khoảng 5 – 6 lần/tối thì có thể đưa trẻ
tới thăm khám của bác sỹ.
Trước đây, trẻ sơ sinh
được đặt nằm sấp trên giường, nhưng ngày này chúng ta biết cách duy nhất để giảm nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh ở giường
cũi là cho trẻ nằm ngửa. Trước đây thường dùng khăn, nhưng bây giờ thì không
nên, mặc dù có thể dùng cách quấn tã. Các bà mẹ không dễ gì làm theo những khuyến
cáo được đưa ra. Để đảm bảo đặt con mình trên giường đúng cách và đảm bảo cho
trẻ ngủ yên, dưới đây là một số gợi ý để chăm sóc giấc ngủ của trẻ:
Tư
thế ngủ phù hợp
Những cuộc nghiên cứu thực hiện về các vấn
đề rủi ro liên quan đến cái chết của trẻ nằm tròng giường cũi của trẻ, đều nêu
bật tầm quan trọng trong tư thế ngủ của trẻ sơ sinh.
Trong một thời gian dài
người ta khuyến cáo nên cho trẻ ngủ sấp, vì tư thế này giúp giảm bớt các rủi ro
liên quan tới chứng nôn mửa, tuy nhiên những lơi khuyên này không kéo dài được
lâu. Trẻ sơ sinh chưa đủ sức để trở mình nếu có chuyện gì xảy ra. Tư thế ngủ được
tất cả các bác sỹ nhi công nhận là cho trẻ nằm ngửa, mặt của trẻ không bị ngăn
trở, giúp trẻ dễ thở hơn, và không bị rủi ro khi bị vùi mặt xuống đệm. Các rủi
ro trong giường cũi có thể gây ra trong những tháng đầu đời, cũng giảm đáng kể
nếu trẻ nằm ngửa. Trẻ sơ sinh còn nhỏ không cựa quậy nhiều. Vì vậy bạn có thể đặt
cho bé nằm ngửa mà không có vấn đề gì cả. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ mới bắt
đầu trở mình, cựa quậy xoay theo các tư thế của mình, nếu muốn nằm ngửa trẻ sẽ
biết trở mình lúc nào khi cần.
Phòng
ngủ và giường ngủ
Có một nguyên nhân rất quan trong ảnh hưởng
tới việc trẻ sơ sinh ngủ sâu giấc hay không đó chính là cách bài trí phòng ngủ và giường ngủ của trẻ .
Bộ não non nớt và cơ thể yếu ớt của trẻ chưa đủ để kháng lại những thay đổi từ
bên ngoài nên dễ bị hao tổn sức khỏe trong khi ngủ. Theo quy luật của phòng thủy
người Trung Hoa cổ đại thì tác nhân có ảnh hưởng lớn đến con người là năng lượng
trong vũ trụ. Một năng lượng tốt sẽ giúp cho sức khỏe của con người dồi dào
hơn. Ngày nay, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, đồ dùng gia đình không
ngừng đổi mới, hiện đại. Giường gỗ được thay bằng giường mềm sopha hoặc giường
đệm được thiết kế thoải mái và đẹp mắt. Những bậc cha mẹ muốn con được ngủ
ngon, dễ chịu nên sử dụng giường mềm sopha cho con nằm, họ cho rằng khi trẻ ngủ
trên giường mềm thì cơ thể sẽ không bị tổn thương. Thực ra, cách làm này là có
hại và không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Sau khi chào đời, các
cơ quan trong cơ thể trẻ đều đang phát triển dần dần, đặc biệt là bộ xương của
trẻ phát triển rất nhanh. Trong bộ xương của trẻ chứa ít muối vô cơ và nhiều chất
hữu cơ, vì thế nó có đặc tính mềm dẻo và có tính đàn hổi rất cao. Nhưng do xung
quanh cột sống dây chằng rất yếu nên dễ làm cho cột sống và sương tứ chi phát
triển biến hình, cong vẹo và sau này điều chỉnh rất phức tạp. Vì vậy giường ngủ
thích hợp cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chính là giường gỗ, giường tre hoặc chóng.
Ngủ ở những giường này trẻ có thể hoàn toàn tránh khỏi những dị tật cuộc sống,
bộ xương biến hình, có lợi cho sự trưởng thành khỏe mạnh ở trẻ. Mặt khác, khi đặt
trẻ nằm ngủ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khí năng lượng hay khí
lưu thông bên dưới giường hay chõng của trẻ bị cản trở, trẻ sẽ bị ốm. Vì vậy đừng
cố tận dụng những khoảng gầm giường để sắp xếp đồ đạc, và không nên để cho trẻ
ngủ trên đệm trải trực tiếp xuống dưới sản nhà.
Các mẹ cứ nghĩ rằng
phòng càng nhiều đồ chơi, và nhiều vật dụng thì sẽ khiến cho trẻ được vui mắt.
Điều đó là sai lầm. Phong thủy quá bừa bộn, đồ đạc sẽ hạn chế sự lưu thông khí,
hãy cất đồ chơi gọn gàng vào một chỗ, tốt hơn là để ở phòng riêng, nếu có thể.
Đặt giường ngủ ở vi trí
bao quát nhất trong phòng. Đặt song song
với bức tường chính, nhưng nên tránh cửa ra vào, đầu giường nên kê đối sát tường
Không nên kê giường trực tiếp đối với tường kế sát phòng tắm – Nơi không thoáng
khí. Tuyệt đối tránh để giường của trẻ bên dưới xà dầm của nhà. Điều này tạo ra
những năng lượng vô hình ảnh hưởng tới thần kinh của con người. Đặt các thiết bị
điện nên cách xa ít nhất là 1,8 m so với giường của trẻ. Sóng điện từ có thể
làm rối loại nhịp thở sâu trong giấc ngủ của trẻ.
Không nên đặt điện thoại
trong giường ngủ của trẻ, điều này tạo ra những dao động sóng gây khó chịu trong tiềm thức, trẻ rất dễ thức giấc vì dao động sóng kích thích sự hưng
phấn trong giấc ngủ của trẻ.
Cho đến khi được 2 tuổi, cách để trẻ ngủ ngon là để trẻ ngủ trong giường cũi để tránh nguy cơ rơi rớt khi đang ngủ.
Các thanh chắn nên cách nhau 6cm để trẻ không bị lọt đầu qua các thanh chắn đó
được. Đệm nên chắc chắn và có kích thước vừa vặn với giường cũi. Nếu đệm qua nhỏ
tạo ra khe hở có thể bé sẽ bị kẹt vào trong khe hở đó. Phần đáy giường cũi tốt
nhất nên làm bằng các giát giường để tránh bụi gỗ rơi vào mắt, mũi của trẻ, có
thể gây dị ứng đường hô hấp cho trẻ.
Khi trẻ ngủ, nên quấn
trẻ vào một cái khăn mỏng để trẻ cảm thấy được sự an toàn, đồng thời khiến cho
trẻ ngủ ngon hơn ngay cả khi trẻ giật mình. Khoảng 4 - 5 tháng tuổi trẻ không còn giật mình nữa. Không
được để gối, chăn trên giường của trẻ. Trẻ có thể bị ngạt thờ vào gối hoặc chăn
nếu không chui ra được. Tuy nhiên những vật đi kèm với giường cũi có thể làm
cho trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn do trẻ thích tiếp xúc với thứ gì đó trước
khi trẻ ngủ. Bạn cần đảm bảo giặt sạch những vật dụng đi kèm với giường cũi thường
xuyên, vì trẻ sơ sinh toát nhiều mồ hôi đầu.
Cho
trẻ bú no
Đối với trẻ sơ sinh giấc ngủ liên quan
trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đây là giai đoạn não trẻ phát
triển nhanh nhất và trẻ bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài với nhiều biến
đổi. Nếu không có sự chăm sóc trẻ sơ sinh thích hợp thì trẻ có thể bị nhiễm khuẩn cao bởi
sức đề kháng của trẻ rất yếu ớt. Vì thế các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới giấc
ngủ của trẻ để trẻ lớn lên khỏe mạnh. Trẻ sẽ có giấc ngủ no khi trẻ đã bú no sữa.
Hãy cho bé bú bằng sữa mẹ vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong thời kỳ này rất cao. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có ảnh hưởng lớn
tới tinh thần của trẻ.
Giữ
gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cho trẻ
Nửa đêm trẻ thức giấc
và quấy khóc khiến quá trình phát triển chậm lại cho chức năng sinh lý liên
quan tới giấc ngủ đã bị rối loạn. Về sau trẻ có thể không học hỏi nhanh hay
lanh lợi như các trẻ bình thường khác. Nguyên nhân trực tiếp là do trong giấc
ngủ trẻ cảm thấy không được giữ ấm và giữ vệ sinh đúng cách. Khi còn ở trong bụng
mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn ở trong mức độ ổn định. Nhưng ngay sau khi chảo đời,
trẻ sẽ mất nhiệt bởi môi trường nhiệt độ bên ngoài thấp hơn. Sự nhiễm lạnh còn
có thể tạo ran guy cơ nhiễm khuẩn. Khi trẻ đi tiểu, cần phải thay tã lót thích
hợp hoặc có chất lương để giữ ấm cho trẻ.
Trẻ
ngủ ngon khi cơ thể khỏe mạnh
Trẻ sẽ không ngủ, luôn
khóc và khó chịu khi có vi khuẩn xâm nhập
vào cơ thể. Nếu như trẻ có những biểu hiện bất thường như : sốt, nổi ban, nôn
trớ, ngủ li bì bất thường hay chướng bụng, khò khè …Thì cần phải đưa trẻ tới
các cơ sở y tế khám ngay. Không nên nghe theo những lời truyền miệng hay những mẹo cổ truyền có thể
gây hại cho trẻ nhỏ. Hãy cố gắng hiểu vì sao trẻ cứ khóc mãi mà không ngủ, giúp
cho trẻ ngủ ngoan và vệ sinh đúng cách sẽ giúp cho trẻ thông minh và phát triển
toàn diện.
Sản phụ muốn có cơ thể khỏe mạnh trong thời gian kiêng cữ sau sinh cần phải rèn cho trẻ sơ sinh ngủ đêm. Ngoài ra, cần chú ý tới hướng của phòng ngủ, giữ ấm vào làm cho trẻ luôn luôn cảm thấy mình được bảo vệ, yêu thương.
Sản phụ muốn có cơ thể khỏe mạnh trong thời gian kiêng cữ sau sinh cần phải rèn cho trẻ sơ sinh ngủ đêm. Ngoài ra, cần chú ý tới hướng của phòng ngủ, giữ ấm vào làm cho trẻ luôn luôn cảm thấy mình được bảo vệ, yêu thương.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh - Bí quyết trẻ hết khóc ngày cày đêm !
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 07, 2016
Rating:
Post a Comment