Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để trẻ khỏe và phát triển thoải mái nhất
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để trẻ khỏe và phát triển thoải mái nhất: Quấn mình, bồng bế hay xoa bóp... là những cách chăm sóc trẻ sơ sinh để trẻ phát triển toàn diện và thoải mái nhất. Mẹ cần nắm vững những kiến thức này để nuôi dạy con khỏe nhé !
Phương
pháp quấn mình cho trẻ.
Hãy ẵm bé tựa vào vai bạn trong khi bạn sắp xếp cái chăn trên lòng bạn sao cho mép
đáy tam giác nằm dọc theo một bên đùi còn đỉnh thì nằm rủ xuống bên đùi
bên kia.
Nên quấn mình cho trẻ sơ sinh để bé có thể thoải mái nhất |
Vừa nâng đầu em bé, bạn
đặt bé nằm ngang qua hai đầu gối sao cho cổ bé vừa tới mép chăn, đưa góc ngoài
lên và kéo cho căng.
Gài góc chăn đó vào dưới
mông em bé vừa vuốt thẳng nó ra. Đưa góc kia lên và cũng lại kéo lại cho căng,
lấy hết lên để giắt xuống dưới mình bé, gấp góc thong dưới chân em bé lên để lỏng
lẻo dưới mông em bé.
Khi bạn đã quấn mình
cho em bé xong rồi và bé đã chịu nằm yên, lúc đó bé sẵn sàng để cho bạn đặt bé
nằm xuống cho bé ngủ. Các bác sỹ cho rằng, trong 3 tháng đầu, em bé đặt nằm ngửa
là an toàn nhất - Không có bằng chứng
nào gợi ý là các em bé có khuynh hướng ọc sữa và bị sặc ở tư thế này. Các bé ngủ
nằm sấp, giường như gia tăng nguy cơ tử vong hơn trong giường cũi. Nếu bạn đặt
em bé nằm nghiêng, bạn hãy kéo tay bên dưới ra hẳn phía trước để em bé khỏi bị
lật. Sau 3 tháng bé sẽ lật sang tư thế nào thích hợp nhất với bé, dù bạn có đặt
bé xuống ở tư thế nào.
Phương
pháp bồng bế trẻ
Sau khi sinh, trong những
tuần lễ đầu tiên, đứa trẻ nào cũng có vẻ hết sức mong manh, dễ bị tổn thương
nên nhiều bà mẹ e ngại mỗi khi bế con
lên, đặt con xuống. Tuy vậy bạn cần làm quen với công việc này bởi sẽ chẳng bao
giờ bạn tự cho con ăn hay tắm cho trẻ nếu không biết ắm bồng. Việc được ôm chặt
trong vòng tay mẹ hay việc được quấn tã chặt đề cho bé cảm giác hạnh phúc và an
toàn.
Đừng nên quá lo lắng về cách bổng bế trẻ |
Bạn đừng quá lo lắng quá về cách bế đứa trẻ sơ sinh. Thực ra bé cứng cáp hơn
bạn tưởng nhiều. Có điều là đầu bé còn yếu, phải tới khi bé được 4 tuần tuổi bé
mới có thể điều chỉnh được đầu chút ít. Vì vậy, khi bế bé lên bạn phải luồn một
tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần
thân dưới một cách chắc chắn. Bế theo kiểu này bạn có thể dễ dàng chuyển bé từ
chỗ này sang chỗ khác một cách nhẹ nhàng và tự tin.
Khi đặt con nằm xuống,
bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Nếu bạn không làm như vậy, đầu sẽ ngoẹo xuống khiến
bé giật mình. Bạn hãy đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể
dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi
bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.
Phương
pháp xoa bóp cho trẻ
Xoa bóp chính là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Các cuộc nghiên
cứu đã cho thấy rằng, trẻ sinh non được xoa bóp, trị liệu thì sẽ có thời gian nằm
viện ngắn ngày và tăng cân tố hơn những trẻ không dùng phương pháp xoa bóp 21%
- 47%. Xoa bóp chính là nhân tố quan trọng để trẻ tiếp thêm sức mạnh, tăng cường
hệ miễn dịch, tăng cơ thịt, giúp trẻ yên tĩnh, thoải mái đi vào giấc ngủ, đồng
thời thúc đẩy phát triển đường hô hấp, cải thiện tiêu hóa và giảm đau bụng. Động
tác xoa bóp của mẹ sẽ làm cho bé thoải mái hơn, đồng thời là cách giap lưu tình
cảm giữa mẹ và bé. Khả năng làm hại trẻ từ việc xoa bóp là vô cùng thấp.
Liệu pháp xoa bóp cho trẻ sơ sinh thật sự quan trọng, những tác động này sẽ đem lại sự điều hòa các hệ thống
trong cơ thể như hệ thống tuần hoàn máu, hệ thống hô hấp, hệ thống tim mạch và
hệ tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ sinh non, liệu pháp này giúp cải thiện đáng kể
khả năng định hướng, điều hòa trạng thái cảm xúc cũng như hoàn thiện các phản ứng
thần kinh của bé.
Những tác động tích cực
của xoa bóp cho trẻ thể hiện rõ qua giấc ngủ. Những trẻ được xoa bóp nhanh đi
vào giấc ngủ hơn các trẻ được ngủ mà không được xoa bóp. Ngoải ra, những trẻ được
xoa bóp có sự tăng cân, tăng chiều dài cơ thể tốt hơn cả trẻ sinh đủ tháng, số
lần mắt bệnh và đi khám bác sỹ cũng ít
hơn các trẻ khác.Và các nghiên cứu cũng cho thấy các trẻ được xoa bóp, có hệ
tiêu hóa hoạt động tốt hơn, nhờ đó trẻ hấp thụ được thức ăn nhiều hơn vì thế trọng
lượng cơ thể tăng nhanh hơn các trẻ có cùng trường hợp nhưng thiếu liệu pháp
xoa bóp.
Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh,
bạn nên xoa bóp cho trẻ bằng dầu, điều này có nhiều lợi ích cho trẻ.
Bạn không cần một
chuyên gia xoa bóp cũng có thể khiến trẻ thoải mái. Phương pháp xoa bóp cho trẻ rất dễ học và bạn có thể tham khảo trên các
phương tiện truyền thông qua các video và hình ảnh. Bé yêu được bạn đặt nằm cả
ngày, không thể tự luyện tập thể dục, vì thế bạn có thể xoa bóp cơ thể trẻ để
giúp cải thiện sự tuần hoàn máu. Không cần thiết phải nhấn mạnh sự quan trọng của
tuần hòa máu đối với sức khỏe của mỗi
người vì chúng ta đều biết rõ điều đó.
Khi dòng chảy của máu tăng lên bạn cũng có thể thấy sự phát triển của bé yêu
cũng tăng tên. Bên cạnh đó, việc xoa bóp có thể cải thiện phần nào sức khỏe của bé.
Giống như người lớn, bé
yêu của bạn cũng phải trải qua stress và việc xoa bóp giúp bé giảm căng thẳng, thư giãn, thích thú.
Sau khi xoa bóp bé ngủ rất dễ, và ngủ sâu hơn, giấc ngủ thanh bình, nhiều người
cũng tin rằng xoa bóp vượt qua những cơn đau bụng và những vấn đề về tiêu hóa.
Xoa bóp thường xuyên
còn giúp cho da bé mềm mại, mịn màng, giàu sức sống. Bế yêu cũng không phải đối
mặt với những vấn đề về da như bị nổi mẩn đỏ, khô da.
Kho xoa bóp, hai mẹ con
có nhiều thời gian để trò chuyện, bạn và bé cùng tận hưởng cảm giác thích thú từ
những hành động yêu thương thông qua đôi bàn tay, lời nói. Bé yêu cũng sẽ quen
với sự đụng chạm, chăm sóc của bạn hơn. Cảm giác 2 mẹ con sẽ gần gũi và yêu
thương nhau hơn.
Phương pháp xoa bóp đầu cho trẻ sơ sinh
Phương pháp xoa bóp đầu cho trẻ sơ sinh |
- Vuốt ve nhẹ nhàng khuôn
mặt trẻ, bắt đầu từ trán sang 2 bên thái dương. Xoa nhẹ hai má theo hướng
từ mũi sang tai, rồi từ má xuống cằm. Dùng tay vuốt nhẹ qua lông mày và đi dùng
xuống dưới mắt sao cho tạo thành nhưng vòng tròn quanh thái dương.
- Xoa bóp phần dưới cơ thể
trẻ và xuôi hai bên cánh tay. Dùng 2 tay tạo thành những
đường tròn theo chiều kim đồng hồ quanh rốn. Nhẹ nhàng xoa xung quanh bụng và
ngược lên phần trên cơ thể.
- Nhấc một cánh tay bé
lên và xoa bóp theo chiều dài từ vai xuống bàn tay. Sau đó, dùng một bàn tay để
bóp nhẹ cánh tay bé cũng theo hướng như vậy.
Xoa bóp bàn tay và nắn,
xoay lần lượt từng ngón tay.
- Lập lại các động tác
trên với tay bên kia, tiếp đó chuyển sang chân, nắn bóp chân nhẹ nhàng để kích
thích sự lưu thông của các mạch máu.
Phương
pháp xoa bóp phần sau cơ thể trẻ :
- Để trẻ nằm sấp rồi nhẹ
nhàng vuốt ve phần lưng, xoa khắp lưng bé rồi tản sang dọc hai cánh tay. Tẩm quất nhẹ nhàng vai
cho trẻ.
- Xoa bóp dịu dàng khắp
cơ thể. Nếu con bạn còn ít tháng, động tác của bạn cần hết sức nhẹ nhàng nếu
không muốn bé bị đau
- Luân phiên hai tay để vuốt
dọc sống lưng trẻ, bắt đầu từ đốt sống cổ tới đốt xương cùng. Sau đó lướt nhẹ
xuống hai chân. Gập đầu gối trẻ rồi tiếp tục xoa xuống bàn chân
Bạn dùng các cánh tay
xoa bóp quanh xương mắt cá chân trẻ.
- Nhẹ nhàng vuốt ve gót
chân bằng một tay, và dùng ngón cái của tay kia để xoa bóp ngược lên lòng bàn
chân trẻ
- Đối với các ngón chân
cũng làm tương tự như các ngón tay, nắn bóp, kéo vào xoay lần lượt từng ngón. Kẹp
bàn chân trẻ giữa 2 tay bạn và giữ nhẹ trong vài giây, sau đó lật người trẻ lại.
Xoa bóp từ bàn chân ngược
lên đùi, vòng qua xương cùng rồi tới chân bên kia.
Lưu
ý khi xoa bóp cho trẻ:
Thời gian tốt nhất cho việc xoa bóp
là 40 – 50 phút sau khi ăn, lúc này trẻ
đang có tinh thần và hoạt động khá tốt. Khi mới bắt đầu chỉ nên xoa bóp cho trẻ
từ 5 - 10 phút, dần dần có thể tăng thời
gian. Một đứa trẻ 3 tháng tuổi có thể xoa bóp nửa giờ. Trước khi xoa bóp cho trẻ,
người mẹ nên tháo hết đồ trang sức, cắt móng tay ngắn, tay nên được giữ ấm và mềm
mại. Nếu da xạm khô nên xoa chút kem dưỡng ẩm nửa giờ sau đó mới tiến hành xoa
bóp cho trẻ.
Căn phòng để xoa bóp
cho trẻ phải ấm áp nhưng cũng không quá ngột ngạt. Giường hoặc đệm để cho bé
xoa bóp và cũng không nên quá cứng.
Trẻ sơ sinh còn rất yếu
nên những động tác mà bạn muốn áp dụng phải thực sự nhẹ nhàng. Trẻ càng ít ngày
tuổi thì hành động càng phải nhẹ nhàng tinh tế. Nếu bé còn quá nhỏ thì bạn có
thể ngồi lên sàn nhà và xoa bóp cho bé ngay trên lòng mình (bạn cũng có thể trải một chiếc khăn tắm dày
trên sàn nhà hoặc bất cứ mặt phẳng nào an toàn). Một điều cuối cùng nên chú ý
đó là không nên thực hiện tất cả các bước
khi bé tỏ ra khó chịu. Mỗi ngày bạn nên dành 10 – 15 phút để xoa bóp cho trẻ.
Trẻ sơ sinh rất non yếu và nhạy cảm, cần có sự chăm sóc đặc biệt. Để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, cần có những kiến thức nhất định về các hiện tượng, các bệnh thường gặp ở trẻ để có cách xử trí thích hợp. Nhưng điều quan trọng nhất đó là sự thích nghi của mẹ. Chúc các mẹ thành công !
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để trẻ khỏe và phát triển thoải mái nhất
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 08, 2016
Rating:
Post a Comment