Header AD

Thai nhi phát triển toàn diện, vợ không gặp cảnh “gái chửa cửa mả” nhờ chồng chăm sóc theo cách này, bố ơi vì con nhé!

Thương vợ thì không thiếu nhưng hiếm có ông chồng nào chăm sóc vợ bầu chu đáo như mẹ ruột. Thế nhưng sau khi đọc được cách chăm vợ bầu của anh chồng này, bạn sẽ thầm tôn anh ấy là “soái ca” của lòng mình đấy!



Thương vợ thì không thiếu nhưng hiếm có ông chồng nào chăm sóc vợ bầu chu đáo như mẹ ruột. Thế nhưng sau khi đọc được cách chăm vợ bầu của anh chồng này, bạn sẽ thầm tôn anh ấy là “soái ca” của lòng mình đấy!

Vợ tôi đang mang bầu lần hai. Lần nào cũng như lần nào, nghén đến độ không dám đặt chân xuống bếp.

Lần đầu vợ mang thai, thấy má nói bà bầu nào chẳng nghén nên tôi cũng cho qua. Đến lần này, có chút kinh nghiệm dắt túi, muốn đem thử, không ngờ hiệu quả thật.

Tôi cũng chẳng phải tuýp cưng chiều vợ đến từng chân tơ, kẽ tóc nhưng thú thật tối về nhà mà cứ chằm chặp lại thấy vợ chạy ù vào ôm bồn cầu, nôn thốc nôn tháo là ruột gan lại chịu không được. Sẵn hôm nhậu với đám bạn, nghe chuyện tào lao thiên hạ lại câu được ít chiêu trị ốm nghén và chăm vợ bầu. Đàn ông vậy thôi, chứ ngồi vào bàn nhậu thì chuyện Tây chuyện Tàu cũng ra cả!

Lượm được chút bí kíp xong xuôi, tôi bắt tay thực hiện ngay. Tôi chia các món ăn trong ngày thành từng bữa rất kỹ lưỡng:

Sáng sớm:

Nếu bạn để ý sẽ thấy khi con người ta đói, bụng cồn cào rất dễ buồn nôn. Bà bầu cũng vậy, chỉ cần để bụng rỗng thì y như rằng sẽ nôn nhiều hơn vào buổi sáng. Vậy nên, tôi để sẵn một hộp bánh quy giòn ở chiếc bàn cạnh giường ngủ để khi vợ thức dậy có thể nhấm nháp ngay. Nhưng phải nhớ, bánh quy mặn sẽ tốt hơn bánh quy ngọt vì đơn giản mùi vị của nó sẽ dễ nuốt hơn vào buổi sáng sớm. Yên tâm đi, vì sau chiêu này của bạn, nàng sẽ bắt đầu nghiện món bánh quy hấp dẫn do chính bạn chuẩn bị sẵn.

Bữa dặm buổi trưa:

– Sô cô la đen (1 thanh nhỏ): Khi vợ tôi bắt đầu tăng cân, các cơn đau thần kinh tọa kéo đến nhiều hơn. Sau đó tôi có hỏi một bác sĩ, là bạn của anh trai tôi thì được biết các món ăn ngọt chính là “thủ phạm” làm cho cơn đau thần kinh tọa thêm trầm trọng hơn. Vậy nên, thay vì để mặc cho vợ ăn vặt theo ý thích, tôi cho ít thanh sô cô la đen vào trong tủ lạnh và cả túi xách của nàng. Vậy là bạn hiểu chuyện gì xảy ra tiếp theo rồi đấy! Cô ấy không còn than vãn nhiều với tôi về các dấu hiệu đau thần kinh tọa nữa! Khỏe re!

– Ngũ cốc hỗn hợp (1 gói): Cả hai lần mang thai, vợ tôi đều bị táo bón nặng. Có khi cả tuần chỉ đi tiêu 2 lần. Mỗi lần đi là mất gần nửa tiếng. Thực ra, điều này cũng rất bình thường vì hệ tiêu hóa sẽ hoạt động chậm hơn dưới tác động của các hormone thai kỳ. Thêm vào đó, cơ thể của bà bầu thường tiêu hao nước nhiều hơn nên làm tình trạng táo bón càng thêm trầm trọng nếu không bổ sung đủ nước. Vợ tôi cũng rất sợ tình trạng táo nên lần mang thai này cô ấy chuẩn bị sẵn loại ngũ cốc đặc biệt cho bà bầu để dùng trong bữa ăn dặm giữa trưa.

Buổi trưa:

– Rau xanh và trái cây: Trong bữa ăn trưa của bà bầu hàng ngày, luôn phải có rau xanh hoặc các loại củ quả vì chúng đều chứa chất xơ và chất xylooligosaccharides (XOS). Theo như tôi biết, mặc dù cơ thể chúng ta không thể tiêu thụ được XOS, nhưng đó là nguồn thức ăn cho một loại vi khuẩn có ích trong đường ruột. Cộng với đậu nành, mật ong và sữa chua, chắc chắn vợ bầu sẽ tránh được các vấn đề có liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi cũng giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Vậy nên, tôi vẫn thường dặn vợ phải ăn đủ 2 bát nhỏ trái cây và ½ bát rau mỗi ngày để thôi không còn than vãn sau khi bước ra khỏi cửa nhà vệ sinh nữa.

– Chanh: Do vợ tôi ốm nặng nên ăn xong thường nhợn và ói ngay. Nhưng từ khi tôi cho cô ấy ngậm ít lát chanh sau ăn hoặc ngậm lai rai trong ngày thì cơn nghén cũng giảm hẳn. Không chỉ có chanh mà các loại trái cây có múi như cam, quýt hay bưởi cũng rất hiệu quả khi chữa nghén cho bà bầu. Ngoài ra, để chữa nghén cho vợ, tôi cũng thường ướp lạnh đồ ăn nếu thấy cần vì chúng cũng có tác dụng giảm nghén trong một chừng mực nào đấy!

Bữa dặm buổi chiều:

Cà rốt, rau diếp, khoang lang và chuối, quả óc chó và cải xoăn: Tất nhiên, trong số này, bạn chỉ chọn kết hợp một vài loại cũng đủ. Nếu vợ bạn bị đau nhói từ thắt lưng xuống chân thì đó là do áp lực thai khi lớn dần làm giảm khả năng giữ thăng bằng của toàn thân và khiến cho cột sống bị tổn thương. Các loại thực phẩm giàu axit béo Omega-3 (có trong quả óc chó hoặc cải xoăn); vitamin A (có trong cà rốt, rau bina…); và vitamin B (khoai lang và chuối) đều có tác dụng làm giảm cơn đau tương tự. Chính vì vậy, vào buổi ăn xế, tôi luôn luân phiên thay đổi các món này cho vợ.

Tất nhiên, tôi còn phải đi làm và bận rất nhiều việc nên không thể theo suốt bữa ăn hàng ngày của vợ từ sáng đến tối. Nhưng ít ra lên sẵn thực đơn như thế này để làm mẫu thì cũng yên tâm hơn. Bản thân vợ tôi cũng đi làm cả ngày nhưng chỉ cần mang theo các món ăn vặt thì không phải lo gì cả.

Sau 3 tháng đầu, dù vợ tôi đã dứt cơn nghén nhưng theo thói quen cô ấy vẫn ăn uống theo thực đơn tôi lên trước đó. Nhờ vậy mà cũng ít đau bệnh.

Tôi chia sẻ cách lên thực đơn này cho các ông chồng để khi cần chăm vợ bầu còn biết cách, không có ý gì hơn. Bạn nào muốn chia sẻ gì thêm thì cứ góp ý! Cảm ơn!

Theo thành viên WTT

Thai nhi phát triển toàn diện, vợ không gặp cảnh “gái chửa cửa mả” nhờ chồng chăm sóc theo cách này, bố ơi vì con nhé! Thai nhi phát triển toàn diện, vợ không gặp cảnh “gái chửa cửa mả” nhờ chồng chăm sóc theo cách này, bố ơi vì con nhé! Reviewed by Unknown on tháng 5 17, 2017 Rating: 5

Post AD