Header AD

Chẳng cần uống nước lá tía tô, đây mới là cách bác sĩ mách mẹ đẻ thường nhanh nhất

"Uống nước lá tía tô" là bí quyết được rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau với kỳ vọng loại nước này sẽ giúp cổ t‚ử c‚u‚n‚g mở nhanh hơn, làm giảm đau đớn khi đẻ thường. Thế nhưng, chị em tuyệt đối đừng vội làm theo nhé! Thực tế thì lá tía tô không "thần thánh" như vậy, có những mẹ đã phải khóc hối hận vì việc làm này đấy ạ.



“Uống nước lá tía tô” là bí quyết được rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau với kỳ vọng loại nước này sẽ giúp cổ t‚ử c‚u‚n‚g mở nhanh hơn, làm giảm đau đớn khi đẻ thường. Thế nhưng, chị em tuyệt đối đừng vội làm theo nhé! Thực tế thì lá tía tô không “thần thánh” như vậy, có những mẹ đã phải khóc hối hận vì việc làm này đấy ạ.

Các bác sĩ phân tích rằng, mặc dù lá tía tô có nhiều công dụng nhưng nếu các mẹ bầu dùng lá tía tô quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp. Đã từng có trường hợp một bà bầu bị huyết cao phải mổ lấy thai gấp do uống nước lá tía tô triền miên suốt 2 tháng. Ngoài ra, nếu dùng tía tô lâu ngày có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Đặc biệt, không được dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi.

Như vậy, tía tô không thể “cứu” các mẹ bầu rồi. Chị em sẽ phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ như thế nào đây? Một trong những cách tốt nhất lúc này là tìm các tư thế phù hợp để tạo ra trọng lực giúp em bé trong bụng dễ dàng tụt xuống, đồng thời giảm áp lực lên lưng, vùng chậu. Những tư thế này cũng giúp cổ t‚ử c‚u‚n‚g của mẹ giãn nở nhanh hơn, nhờ đó là mẹ bớt phải chịu thời gian đau đẻ kéo dài.

Tư thế đứng

Nếu muốn chọn tư thế này, các mẹ bầu hãy đứng thẳng người và đối mặt với chồng hay bác sĩ hoặc người thân. Cơ thể mẹ bầu tựa vào vai người đối diện, sau đó mẹ hít thở thật sau và rặn đẻ em bé ra ngoài.

Khi mẹ đứng, trọng lượng cơ thể dồn lên phía dưới, nhờ thế mà bé cũng dễ dàng chúc đầu xuống và mẹ rặn đẻ thuận lợi hơn.


Tư thế ngồi

Ở tư thế này mẹ ngồi trên một chiếc ghế có lưng tựa và ngồi ngược lại so với tư thế thông thường. Mẹ cần kê hai chiếc gối mềm, tì lên gối và co hai đầu gối lại, thở đều chậm rãi. Cách này giúp mẹ bầu chuyển dạ thoải mái hơn vào thời gian đầu khi sinh.

Ngoài ra, mẹ còn dựa vào người đỡ đẻ và ngồi xổm/bán ngồi xổm để sinh con.


Tư thế quỳ

Mẹ có thể quỳ trên giường, trên một tấm thảm hoặc trên sàn nhà. Tư thế này yêu cầu mẹ mở rộng 2 chân, giúp không bị đè nén phần mông, giảm tỉ lệ rách â‚m đ‚ạ‚o khi sinh, giúp cổ t‚ử c‚u‚n‚g nhanh chóng mở rộng.


Tư thế nằm nghiêng

Đây là tư thế áp dụng cho những mẹ có thời gian chuyển dạ dài. Nằm nghiêng giúp mẹ thư giãn mà không tăng áp lực lên các mạch máu, không ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông đến thai nhi. Mẹ nên nằm nghiêng hoặc nằm nghiêng chống tay tốt hơn là nằm ngửa.


Thông thường khi sinh con ở bệnh viện, tư thế truyền thống từ trước đến nay của các mẹ bầu nằm ngửa, hai chân sẽ giơ lên đặt ở trên bàn đạp giống như khi đi khám phụ khoa. Tư thế này khá hạn chế vì nó khiến cho sự chuyển dạ chậm đi, huyết áp giảm, khung xương chậu bị chùng giãn ở các mô mềm và sự xổ nhau tự nhiên không được nhanh chóng cũng như mẹ dễ bị kiệt sức… Tuy nhiên, khi mẹ sinh ở tư thế này thì được hỗ trợ thuốc tê, thuốc gây mê và gắn máy theo dõi cho em bé.

Tùy theo từng trường hợp mà các mẹ có thể thay đổi tư thế trong quá trình chuyển dạ để cảm thấy dễ chịu hơn, bớt đau đớn. Tốt nhất, chị em nên trao đổi trước với bác sĩ và nhờ sự giúp đỡ của họ để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi nhất nhé!

Theo WTT

Chẳng cần uống nước lá tía tô, đây mới là cách bác sĩ mách mẹ đẻ thường nhanh nhất Chẳng cần uống nước lá tía tô, đây mới là cách bác sĩ mách mẹ đẻ thường nhanh nhất Reviewed by Unknown on tháng 5 17, 2017 Rating: 5

Post AD