Header AD

Môi và răng thâm đen biến dạng chỉ vì thói quen làm đẹp này, nếu không thay đổi các chị sẽ hối hận đó

Chị ấy là một MC truyền hình nên luôn phải thường xuyên trang điểm. Đặc biệt chị ấy thích nhất son môi màu đỏ và đỏ cam. Mỗi lần chị ấy xuất hiện đều rực rỡ với đôi môi được tô đậm. Thế nhưng đằng sau sự xuất hiện lộng lẫy ấy, có ai hiểu được nỗi khổ tâm của chị khi về nhà, gỡ đi lớp trang điểm trên khuôn mặt, đôi môi của chị ngày một chuyển dần sang màu đen xám, lấp lánh ánh kim loại.



Thời gian gần đây, chị lại thấy mình có nhiều biểu hiện sức khỏe không tốt như: mất ngủ, táo bón, hay quên… Chị lo lắng nên đi đến bệnh viện rồi bàng hoàng nhận kết quả: Lượng chì trong máu lên tới 32mcg/dL, gấp hơn 3 lần ngưỡng cho phép. Và tất cả lượng chì trong cơ thể chị đều do các loại son mà chị đã tô lên môi trong suốt một thời gian dài vừa qua.

Vị bác sĩ khám – chữa bệnh cho chị còn dặn thêm: “Với ngộ độc chì mãn sẽ lắng đọng nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có xương. Vì vậy, chị sẽ cần thời gian dài để thải độc chì vì khi dùng thuốc, chì trong máu sẽ tụt nhanh, khi đó dùng thuốc thêm cũng không có tác dụng. Cần nghỉ một thời gian để chì trong xương nhiễm ra mới có thể tiếp tục thải được”.

Bác sĩ cũng khuyến cáo chị nên tránh dùng son môi màu đậm, đặc biệt màu đỏ cam, khi đánh rồi không nên liếm môi và trước khi ăn cần lau sạch son.

Nghe thật đáng sợ các chị nhỉ!

Em có cô bạn làm chủ shop mỹ phẩm biết khá rành về các loại son. Cô ấy nói với em: “Son nào cũng có chì, vì chì là một thành phần giúp son bám chặt môi, tuy nhiên để đảm bảo đôi môi bị thâm đen, biến dạng, phải có những biết cách chọn dòng son chất lượng, có độ chì vừa phải”

Cô ấy cũng bày cho em một số cách nhận biết son nhiễm chì như thế nào là tạm chấp nhận được. Em liệt kê ra một số cách dưới đây các chị tham khảo nhé:

Thử bằng nước

- Quyện son lên mu bàn tay, sau đó lấy tay chà mạnh, thấy son có thể hòa tan trong nước thì đó là loại son nên dùng.

- Khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch thì son đó đã bị trộn vào một lượng chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật để tạo độ bóng cho son.

- Lấy một mẩu son nhỏ, thả vào một cốc nước lọc, nếu mẩu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đáy cốc, thì đích thị có chì rất lớn gây độc đến sức khỏe người dùng

Thử bằng vàng

- Cho một chút son lên tay rồi dùng vàng chà xát. Nếu son chuyển sang màu đen, sẫm thì hàm lượng chì trong son quá cao, nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít có thể chấp nhận được.

Khi mua son, các chị nên chọn những dòng sản phẩm có uy tín, thương hiệu và đặc biệt tránh mua phải hàng “fake” (giả), vì trong những thỏi son này chứa chì cao, công đoạn làm cũng mất vệ sinh, có thể làm môi bị biến dạng.

Bạn em còn bày cách dùng son sao cho môi không bị thâm như sau các chị này:

Trước khi tô son, hãy lấy một chút mật ong hoặc dầu dừa bôi một lớp lên môi, để cho khô, sau đó lấy son bôi bình thường, khi đó môi đã có một lớp bảo vệ khỏi son chì, vừa dưỡng môi, vừa không bị độc hại.

Chọn những thỏi son dưỡng không màu, vì trong những loại son này chứa rất ít chỉ, tô trước khi sử dụng son lì, để tránh tiếp xúc chì trực tiếp lên môi.

Sau một ngày tô son, muốn lấy đi lượng chì trên môi, hãy lấy vài giọt chanh chấm vào môi rồi rửa sạch, lượng chì bị chanh ăn mòn, khiến đôi môi mềm mại.

Trước khi bôi son, lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi, nhằm tẩy tế bào chết khiến đôi môi hồng hơn.

Nếu chị nào là tín đồ của các loại son thì hãy cẩn thận trong cách chọn son và dùng son để tránh dẫn đến tình trạng nhiễm độc chì quá cao nhé. Chúc các chị luôn khỏe và đẹp ạ.

Theo Webtretho.vn

Môi và răng thâm đen biến dạng chỉ vì thói quen làm đẹp này, nếu không thay đổi các chị sẽ hối hận đó Môi và răng thâm đen biến dạng chỉ vì thói quen làm đẹp này, nếu không thay đổi các chị sẽ hối hận đó Reviewed by Unknown on tháng 5 26, 2017 Rating: 5

Post AD