Header AD

“Bắt bài” con yêu thông qua tiếng khóc, mẹ bỉm sữa đã biết?

Trẻ nhỏ không thể biểu đạt ý muốn của mình đến ba mẹ bằng lời nói, cho nên tiếng khóc chính là “công cụ” để bé có thể giao tiếp với người lớn. Nhưng ba mẹ sao có thể nhanh chóng hiểu đươc loại “ngôn ngữ” này phải không nào. Vì thế, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để “bắt bài” con yêu qua tiếng khóc nhé. Đơn giản đến không ngờ đấy!


Bé khóc do đói

Khi bé khóc, nguyên nhân đầu tiên mà mẹ nên nghĩ đến đó là trẻ đang đói bởi dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, cho nên trẻ cần phải “sạc lại pin” sau mỗi 2-3 tiếng một lần và những trẻ bú mẹ sẽ mau đói hơn trẻ bú bình. Một tiếng khóc chậm, to, tiếng khóc này gắn chặt với tiếng khóc kia, hoặc trẻ khóc rồi dừng lại, rồi lại tiếp tục khóc, xen lẫn với những động tác mút tay, đó có thể là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh đang đói. Ngoài ra, trẻ khóc còn có thể do khát, nhưng tiếng khóc sẽ không to như khi đói. Lúc này các mẹ cần nhanh chóng cho trẻ bú hoặc uống nước để giải tỏa cơn đói hay cơn khát của trẻ.


Bé khóc do tã bị bẩn

Da trẻ rất nhạy cảm, do đó, bé sẽ cảm thấy khóc chịu khi tã bị bẩn và “đòi” mẹ phải thay cho bé 1 cái tã sạch, cho nên khi bé khóc thì mẹ cần kiểm tra lại tã cho bé. Một số trẻ sẽ khóc ngay khi “tè” ra tã, một số khác lại có khả năng “ở dơ” lâu hơn một chút.

Bé khóc do buồn ngủ

Trẻ sơ sinh sẽ có thể dễ dàng “say giấc nồng” nếu mẹ bắt đúng thời điểm trẻ muốn ngủ, nhưng nếu bé chờ đợi quá lâu để được dỗ ngủ thì bé sẽ trở nên cáu gắt và khó “dỗ giấc” hơn. Tiếng khóc khi bé mệt mỏi là tiếng khóc có cường độ và âm thanh run run, kèm theo một số động tác khác như dụi mắt, ngáp,…

Bé khóc vì muốn được ôm ấp

Đã quen với việc “chui rúc” trong tử cung của mẹ và được bảo vệ trong suốt 9 tháng cho nên sau khi chào đời, có đôi lúc bé sẽ cảm thấy sợ hãi và “thèm” được mẹ ôm ấp, một số đứa trẻ nhạy cảm lại cần được âu yếm nhiều hơn. Đừng sợ làm “hư” bé trong thời gian 3 tháng đầu đời của con, bất cứ 1 đứa trẻ sơ sinh nào cũng cần được ba mẹ âu yếm, vỗ về, điều này giúp ích rất nhiều cho sự phát triển não bộ của bé. Do đó, nếu bé khóc mẹ hãy thử bế bé lên để bé có nín khóc không nhé.

Bé khóc do quá lạnh hoặc quá nóng

Nhiệt độ xung quanh cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ khóc. Hãy kiểm tra thân nhiệt của bé lại xem sao nhé. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ sau gáy của bé hoặc vùng ngực thì sẽ chính xác hơn kiểm tra nhiệt độ ở tay và chân. Bé khóc khi tay và chân ẩm ướt và đổ mồ hôi là dấu hiệu bé đang nóng, bé lạnh khi có dấu hiệu tay và chân bé hơi đổi xanh.

Bé khóc do cảm thấy buồn

Nếu trẻ sơ sinh khóc thật to và bạn đã kiểm tra hết tất cả những lý do trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân làm con khóc? Rất đơn giản, hãy dành cho con một cái nhìn hoặc một cái vuốt ve, hoặc có thể nhìn thẳng vào mắt trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe, chắc chắn trẻ sẽ nín và bị cuốn hút bởi câu chuyện của mẹ đấy. Khi đó, trẻ chỉ khóc vì không thể cảm thấy được sự quan tâm từ bạn mà thôi.

Bé khóc do bị đau

Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của trẻ, có thể trẻ đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay quá chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định trẻ bị đau ở đâu và xoa dịu chỗ đau cho con.

Nếu trẻ khóc quá dữ dội và mẹ không tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ đau, hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ nhi. Không nên thử những cách dân gian chưa được khoa học chứng minh để giúp con giảm đau. Vì đôi lúc, cách này sẽ làm hại con hơn là giúp con.

Trẻ khóc do bị kích thích quá mức

Bị kích động quá mức cũng làm một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh khóc. Trẻ có thể bị kích động vì được tiếp đón quá nhiều vị khách đến thăm trẻ, vì phải chịu đựng tiếng ồn liên tục khiến trẻ mệt và cách giải tỏa duy nhất là khóc váng lên. Mẹ cố dỗ trẻ ngủ hoặc cho trẻ bú để trẻ thoải mái hơn nhé.

“Bắt bài” con yêu thông qua tiếng khóc, mẹ bỉm sữa đã biết? “Bắt bài” con yêu thông qua tiếng khóc, mẹ bỉm sữa đã biết? Reviewed by Unknown on tháng 3 22, 2017 Rating: 5

Post AD