Header AD

Xử trí khi bị viêm tắc tia sữa và tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên biết

Xử trí khi bị viêm tắc tia sữa và tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên biết: Viêm tắc tia sữa hay viêm tuyến vú là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kì cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng.


Xử trí khi bị viêm tắc tia sữa


Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình. Khi sữa bắt đầu xuống, hai bên vú có cảm giác căng cứng. Đôi khi sữa vẫn thoát ra mà vú vẫn bị đau vì ứ sữa. Vú trông căng bóng vì ứ sữa. Hiện tượng ứ sữa sẽ ít xảy ra nếu con nằm cạnh mẹ suốt ngày và cho ú thường xuyên, bú sớm ngay sau khi sinh.

Hiện tượng tắc tia sữa khiến người mẹ bứt rứt khó chịu, đôi khi gây viêm tuyến vú với các dấu hiệu : sốt và sưng đau hai bầu vú, ảnh hưởng nhu cầu cho con bú của người mẹ.

Một số nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa thường gặp

- Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.

- Không vắt bỏ sữa thừa khi con bú không hết. Sữa đóng lại lâu ngày gây tắc, ung nhũ.

- Mẹ nhiễm lạnh làm cho sữa khó lưu thông.

- Tinh thần người mẹ không thư thái, ảnh thưởng đến lưu thông của sữa.

- Ăn uống thất thường, cơ thể suy yếu sau sinh nở.

- Sau khi cho bú không vệ sinh lau rửa đầu vú.

Vài gợi ý về dự phòng điều trị

- Ngay sau sinh nên cho bé bú càng sớm càng tốt.

- Người mẹ cần lau rửa sạch đầu vú sau khi cho bé bú.

- Thai phụ không mặc áo ngực quá chật.

- Trước khi sinh, hàng ngày thai phụ nên day nhẹ hai bầu vú.

Cách xử trí khi bị ứ sữa

Vẫn tiếp tục chi bé bú và cho bé bú đúng cách.

Người mẹ nếu không thể cho bé bú được thì vắt sữa ra cho uống bằng thìa. Vắt sữa nhiều lần trong ngày nếu thấy cần thiết, tránh ứ sữa.

Đắp khăn ẩm lên vú, xoa nhẹ xung quanh bầu vú. Mẹ có thể bị sốt nhẹ khi căng tức sữa nhiều nhưng thường khỏi nhanh sau khi sữa được lưu thông nhờ đắp ấm, xoa bóp, cho bú và vắt sữa. Nếu mẹ đã làm như trên mà vẫn nóng sốt thì cần đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh.

Có thể dùng gừng tươi giã nát, pha với nước ấm để xoa day hai bầu vú, sau đó nhớ rửa sạch hai bầu vú vì gừng có tính cay nồng khó chịu với trẻ.

Dùng lược thưa chải nhẹ trên hai bên bầu vú theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài.

Xoa bóp nhẹ nhàng từ trong phần vú bị cứng đi xuống phía núm vú để sữa được thông.

Mẹ cần được nghỉ ngơi, tẩm bổ nhiều hơn.

Nếu đã dùng nhiều cách chữa viêm tắc tuyến sữa lâu ngày không khỏi có thể gây viêm tuyến vú, tạo khối ápxe có mủ. Khi đó cần đến cơ sở y tế để được rạch áp xe và dẫn lưu mủ

Bài thuốc dân gian: Chữa viêm tắc tia sữa bằng lá bồ công anh


Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao… Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Có thể chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm tắc tia sữa và các chứng viêm nhiễm khác.

Khi mới sinh con, hầu hết các bà mẹ trẻ đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc bầu ngực khiến hiện tượng viêm tắc tia sữa xảy ra thường xuyên. Hậu quả không những em bé không được bú sữa mẹ từ những ngày đầu chào đời mà chính các bà mẹ cũng phải chịu đó là bầu vú sưng nóng gây đau nhức khó chịu, thậm chí phát sốt.

Khi gặp phải hiện tượng này, lá bồ công anh chính là một bí kíp dân gian trị tắc tia sữa và viêm tuyến vú giúp các mẹ nhanh chóng thông tia sữa, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. 

Công dụng của lá bồ công anh:


Bồ công anh là loại cây mọc dại rất phổ biến tại Việt Nam: Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao… cây nhỏ, mọc thẳng, lá có nhiều răng cưa thưa, hoa mày vàng hoặc tím.

Bồ công anh  là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được. Thường thì nhân dân ta hái lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần, không cần chế biến gì đặc biệt. Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Có thể chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, đau vú, tắc sữa và các chứng viêm nhiễm khác.

Theo nghiên cứu, lá bồ công anh chứa nhiều khoáng chất vi lượng như sodium, canxi, magne và đặc biệt là sắt. Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin tốt cho mắt và da như vitamin A, hỗ trợ xương như vitamin B6, B1.

Chữa viêm tắc tia sữa bằng lá bồ công anh: 

Cháo bồ công anh: Gạo tẻ ngon 100g, bồ công anh 90g, đường trắng, nước đủ dùng. Gạo vo sạch. Bồ công anh rửa sạch, băm nhỏ cho vào nồi đổ nước sâm sấp đun chừng 30 phút, bắc ra bỏ bã lấy nước. Cho gạo vào nước bồ công anh hầm nhừ thành cháo rồi cho đường vào. Nên ăn nóng, ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày 2 lần. Món ăn này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, những người bị viêm tuyến vú giai đoạn hình thành áp-xe nên dùng.

Nước bồ công anh: Bồ công anh 50g, đường trắng 20g, nước đủ dùng. Bồ công anh rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ nước đun chừng 30 phút, bắc ra lọc bỏ bã, cho đường trắng vào đun sôi là dùng được. Khi dùng, lấy bã đắp lên vú còn nước thì uống khi nóng. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, là cách chữa viêm tắc tia sữa hiệu quả

Bồ công anh nấu với thần khúc: Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa vú bị căng cứng, đau nhức.

Xử trí khi bị viêm tắc tia sữa và tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên biết Xử trí khi bị viêm tắc tia sữa và tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nên biết Reviewed by Unknown on tháng 12 28, 2016 Rating: 5

Post AD