Mách mẹ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để không bị nhiễm trùng
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại các gia đình nhất là các kỹ năng, biện pháp xử lý các trường hợp rốn không khô, rốn rỉ máu và có mùi hôi... là việc các mẹ cần để ý để giúp bé khỏe mạnh.
1. Vệ sinh rốn cho trẻ
Việc vệ sinh rốn cho trẻ
sơ sinh tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu như không có những kiến thức nhất
định, khó có thể tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc.
Khi vệ sinh rốn cho trẻ
bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau: Que
gòn vô trùng, chai cồn 70 độ, gạc vô trùng (những thứ này các mẹ có thể mua ở
các hiệu thuốc tây). Các bước thực hiện việc chăm sóc rốn như sau:
- Rửa tay thật kỹ bằng xà
phòng diệt khuẩn và nước
- Tháo băng rốn của trẻ
ra
- Quan sát rốn và vùng da
xung quanh rốn xem có dấu hiện nào bất thường hay không .
- Rửa tay hoặc sát trùng
tay bằng cồn 70 độ.
- Dùng que gòn tẩm cồn
sát trùng rốn theo trình tự sau: Chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn,
da dùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, rộng khoảng 5cm. Thay que gòn khác
cho mỗi lần sát trùng. Sau 2 ngày tuổi thì bạn không cần phải băng rốn lại sau
khi chăm sóc cho trẻ để rốn mau khô. Có thể băng bằng gạc mỏng nếu rốn còn ướt.
Nếu chưa có cách vệ sinh rốn cho trẻ, các bà mẹ có thể mời các nhân viên y tế về
nhà hỗ trợ.
Lưu ý: Sau khi rụng rốn,
dưới chân rốn còn tồn tại một mô hạt nhỏ gây rỉ ít dịch kéo dài. Nếu chồi rốn
to và rỉ dịch nhiều gây nhiễm trùng rốn, cần phải đốt chồi rốn bằng dao điện.
Cũng có thể tồn tại ống ruột rốn hoặc niệu rốn là một ống thông nối chưa bít hẳn
giữa ruột và rốn hoặc giữa bàng quang và rốn, gây rỉ dịch kéo dài hoặc rỉ nước
triểu ra lỗ rốn. Trường hợp này phải điều trị bằng phẫu thuật.
2. Xử lý tình huống khi trẻ bị nhiễm trùng rốn
Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng rốn cần đưa trẻ tới bệnh viện chăm sóc |
Rốn rỉ dịch mủ vàng, bị chảy máu hoặc có mùi hôi. Da vùng xung quanh rốn xưng nề
đỏ. Trẻ sốt, bú kém. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện trên, cần phải đưa trẻ tới
gặp bác sỹ ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nhiễm trùng rốn và uốn ván rốn
chiếm tỉ lệ khá cao trong các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì thế, việc vệ
sinh rốn cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng, nhưng không phải cha mẹ nào cũng
biết cách. Sau khi chào đời, dây rốn không còn tác dụng đối với trẻ nữa, nó sẽ
tự rụng đi khoảng 10 – 15 ngày sau khi sinh . Tuy nhiên, nếu không thận trọng vệ
sinh rốn sạch sẽ có thể khiến cho nhiễm trùng rốn ở trẻ. Khi tắm xong, dùng
khăn mềm lau khô cho trẻ, lấy bông (gạc) tiệt trùng lau khô vùng rốn cho trẻ.
Lưu ý các động tác đều phải thực hiện thật nhẹ nhàng.
Khi trẻ sơ sinh chưa rụng rốn thì không nhất thiết phải tắm
cho trẻ mỗi ngày, khi rốn chưa rụng nên tắm theo kiểu “đầu” và “chân” để giữ cho rốn được khô. Để đảm bảo an toàn,
bạn nên mua tấm gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt trùng, sẽ tạo điều kiện
cho vi khuẩn phát triển và ngăn cản sự lành rốn ở bé. Tránh sờ vào cuống rốn,
hay vô tình để vương những thứ không sạch vào rốn bé.
Cuống rốn là cửa ngõ
thông thương, là nguyên nhẫn nhiễm trùng toàn thân cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, giữ
cuống rốn khô và sạch sẽ là vấn đề mấu chốt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Lúc mới
sinh, trẻ không có vi trùng thường trú. Vi trùng phát triển từ rốn trẻ hầu hết
là từ bên ngoài.
Nếu trẻ nằm cùng với mẹ, hầu như các vi khuẩn là từ mẹ sang
nhưng không phải là nguồn gây bệnh. Vì thế nên cho trẻ tiếp xúc với da mẹ ngay
từ đầu sau khi sinh, nhằm giúp trẻ có được những vi khuẩn thường trú trên da là
những vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Băng rốn không nên quá chặt và kín vì có
thể gây nhiễm trùng ở trẻ.
Không bôi bất kỳ thứ gì lền rốn vì vừa có thể gây
nhiễm trùng rốn vừa có thể gây nhiễm độc thủy ngân từ thuốc đỏ. Nhiều bà mẹ có
quan niệm rất sai lầm như cuống rốn treo gần đèn để sau này bé học giỏi, sáng dạ.
Theo các chuyên gia, thói quen này cần được loại bỏ, vì nó không những không có
tác dụng mà còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Sau khi trẻ sinh, dây rốn sẽ được cắt và khô rụng dần sau vài ngày. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng để chống viêm nhiễm trùng rốn là việc mà các mẹ nên để ý để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt từ khi mới lọt lòng nhé.
Mách mẹ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để không bị nhiễm trùng
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 07, 2016
Rating:
Post a Comment