Xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng phổ biến. Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…
Nguyên nhân của hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ
Nôn
trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau khi sinh ở trẻ sơ sinh, khi
vừa ăn xong trẻ thường vặn người, trớ ra
sữa vón cục, điều này có thể làm cho trẻ sợ và khóc nhiều hơn. Có rất nhiều
nguyên nhân khiến cho trẻ bị trớ, từ việc đi xe oto đến rối loạn tiêu hóa, thậm
chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này.
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh |
Và đây cũng là lý
do tại sao trẻ lại nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời. Nôn
trớ sẽ tự hết sau 6 – 24 h mà không cần
áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt
nào. Tuy nhiên, trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, hiện tượng nôn trớ
cũng có thể là hiện tưởng của một vấn đề nào đó liên quan tới bú sữa, chẳng hạn
như bú quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại virut dạ dày.
Đôi khi dù rất hiếm, nôn trớ là biểu hiện của một hiện tượng viêm nhiễm nào đó ở
hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.
Phân biệt hiện tượng nôn và trớ ở trẻ sơ sinh
Trước
tiên cần phân biệt hiện tượng nôn trớ và trớ ở trẻ.
Nôn là khi nhiều sữa đẩy ra
khỏi miệng, trong khi trớ là một lượng sữa
nhỏ chảy ra mép môt cách tự nhiên.
Trớ sữa ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh
lý bình thường. Nguyên nhân khiến sữa dễ dàng chảy từ dạ dày lên thực quản là
do lúc này dạ dày của trẻ đang nằm ngang, dung lượng nhỏ, cơ và các dây thần
kinh chưa trưởng thành. Cơ có thắt ở thượng vị (chỗ nối ở thực quản và dạ dày)
chưa phát triển. Trẻ bú quá no, nuốt nhiều không khí do khi bú mẹ trẻ chị ngậm vào núm vú mà không ngậm và quầng
vú, hoặc khi bú bình đầu vú không đầy sữa. Sau khi bú trẻ vô tình thay đổi đột
ngột tư thế . Trẻ càng lớn thì tình trạng nôn trớ càng trở nên nghiêm trọng ,
lúc đó đừng do dự hãy đưa trẻ tới bác sỹ
khám ngay.
Trớ là hiện tượng bình thường của trẻ sơ sinh |
Dưới đây là một số dấu hiệu cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay
- Đau
bụng quằn quại
- Bụng
chướng
- Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích
- Co
giật
- Liên
tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng
- Có
dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn
6 tã lót /ngày)
- Xuất
hiện máu hay mật màu xanh khi nôn trớ (một chút máu tươi lẫn trong đó có thể
không đang lo ngại vì đó là hiện tượng tự nhiên khi các mao mạch bị vỡ do phản
xạ nôn trớ quá mạnh). Cũng có thể xuất hiện tia đỏ nào đó nếu như trẻ nuốt một vết thương nào đó trong miệng hoặc bị chảy
máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì vậy bạn nên gọi bác sỹ nếu trẻ tiếp tục
nôn trớ có máu trong những lần sau và số lượng tăng dần lên. Riêng với hiện tượng
nếu có màu xanh thì cần phải đưa trẻ đi khám bệnh viện ngay. Bạn cần phải giữ lại
một chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay chất dịch màu xanh để đưa cho bác sỹ kiểm
tra.
Trẻ nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau khi sinh, cứ ăn xong là nôn trớ. Đây
có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt
đầu một tuần sau khi trẻ chào đời cho tới khi trẻ được 4 tháng tuổi.
Môn
vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị
dày lên sẽ cản trợ sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống
ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại từ phía thực quản
và gây ra nôn ói. Chỉ cần một tiểu phẫu là vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy
nhiên, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện nhi ngay khi thấy triệu chứng
trên.
Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Cha mẹ không nên quá căng thẳng khi con nôn trớ |
Một
lưu ý là cha mẹ không nên quá căng thẳng trước hiện tượng này trẻ sơ sinh. Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít
nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng tới sức khỏe
cũng như sự phát triển của trẻ ngoại trừ làm bẩn bộ quần áo mới. Cách xử lý khi trẻ nôn trớ như sau:
- Khi
trẻ nôn trớ, cơ thể trẻ sẽ mất một lượng chất lỏng nhất định. Vì thế điều quan
trọng là phải bổ sung lượng chất lỏng đã mất đó để cơ thể trẻ không bị khử nước.
Cách đơn giản nhất là cho trẻ uống một chút nước lọc.
- Nếu
trẻ tiếp tục trớ thì cần cho trẻ uống luần phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc
sau mỗi nửa giờ.
- Sau
khi trẻ uống loại nước này mà không thấy trẻ nôn trớ nữa thì cho trẻ bú mẹ hoặc
bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml
sau 3- 4 giờ.
- Nếu
trẻ không nôn trớ từ 12 – 24h thì có thể cho trẻ bú bình thường nhưng vẫn cho trẻ uống nước
- Đi
ngủ cũng có thể nhanh chóng hổi phục. Đừng cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nôn
trớ nào trừ khi có sự chỉ định của bác sỹ.
- Bế
trẻ thẳng sau khi cho bú để tránh không bị nôn. Khi bú quá no hoặc nuốt quá nhiều
không khí do không ngậm cả quầng vú mẹ. trẻ cũng có thể bị trớ. Khi đó hãy kiên
trì vỗ nhẹ cho trẻ ợ hết không khí trong những lần trẻ bú và để khắc phục hiện
tượng nôn trớ ở trẻ , thực hiện những bước sau:
- Khi
cho trẻ bú, cần để trẻ ngậm sâu vào quầng vú
- Vỗ
cho trẻ ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào
ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó vỗ vào lưng trẻ cho tới khi nghe tiếng ợ lớn. Cần
kiên trì vỗ cho trẻ ợ được một tiến, nhiều khi phải tới 5 – 7 phút. Lúc ợ trẻ
có thể trớ ra một chút sữa, vì thế bạn đừng nên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo.
- Giữ
trẻ ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao từ 15 – 20 phút, tránh thay đổi tư thế
đột ngột. Trên thực tế không ít trẻ cần tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn
trớ.
Nếu các biện pháp trên không có kết quả, cần cho trẻ đi khám để xác định bệnh lý. Trong trường hơp thực sự cần thiết bác sỹ có thể cho trẻ uống một số thuốc để cải thiện. Ngoài ra, cần theo dõi cân nặng của trẻ hàng tuần. Nếu trẻ lên cân đều thì sẽ không có gì đáng ngại. Còn nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài phân lỏng…thì đưa trẻ đi khám ngay.
Cho trẻ bú đúng cách hay bồng bế trẻ đúng cách là những cách khắc phục khi trẻ thường xuyên bị nôn trớ trong những tháng đầu của trẻ sơ sinh.
Xử lý khi trẻ bị nôn trớ
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 08, 2016
Rating:
Post a Comment