Header AD

Bé sẽ chậm phát triển nếu mẹ cứ chế biến bột ăn dặm theo 4 cách này!

Ăn dặm là bữa ăn đầu đời vô cùng quan trọng không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện mà còn giúp bé tập quen dần với thức ăn. Mỗi mẹ sẽ có một cách chế biến bột ăn dặm cho bé khác nhau, tuy nhiên có một số lưu ý mà các mẹ cần ghi nhớ, tuyệt đối không nên ‘mắc phải’ trong cách chế biến bột ăn dặm cho bé. 


Không đảm bảo vệ sinh

Cách chế biến bột ăn dặm cho bé đảm bảo dinh dưỡng phải thật vệ sinh, mẹ không được để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín trong khi chế biến. Mẹ không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín cho bé, không dùng tay bẩn bốc thức ăn chín…giữ vệ sinh tối ưu đảm bảo cho bé tránh các bệnh đường ruột. Bột ăn dặm cho bé phải được đậy kỹ, tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Mẹ nên trụng chén muỗng bằng nước sôi trước khi cho bé ăn dặm để đảm bảo vệ sinh an toàn cho bé.

Mẹ không nên dùng dụng cụ bằng nhôm, đồng, nhựa… kém chất lượng trong quá trình chế biến bột ăn dặm cho bé, tuyệt đối không dùng bao bì có hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật…) chứa bột ăn dặm cho bé.

Cách chế biến bột ăn dặm làm mất chất

Trong quá trình chế biến bột ăn dặm cho bé, ít nhiều vô tình bạn sẽ khó giữ được vitamin và các chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm, vì vậy, các mẹ cần nắm rõ một vài nguyên tắc khoa học cơ bản trong quá trình chế biến bột ăn dặm để đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé.


Cách chế biến bột ăn dặm hoàn hảo đó chính là nấu rau quả trong thời gian ngắn nhất có thể, khi rau chín vừa là đủ. Cá, thịt khi nấu sôi rồi, cần hạ lửa nhỏ xuống ngay, không nên nấu ở nhiệt độ quá cao. Việc chế biến bột ăn dặm cho bé ở nhiệt độ quá cao thời gian quá lâu không những làm mất đi các chất khoáng, vitamin mà còn khiến chất đường, chất béo trở nên độc hại, làm giảm nhiều dinh dưỡng trong bột ăn dặm cho bé.

Với bé ở giai đoạn ăn dặm, mẹ không nên chế biến bột ăn dặm cho bé theo cách chiên (rán), vì ở nhiệt độ cao có thể sinh ra nhiều độc tố không có lợi cho sức khỏe. Hấp thức ăn là cách chế biến bột ăn dặm cho bé thông minh nhất để giữ các chất dinh dưỡng cần thiết trong bột ăn dặm cho bé, hấp làm thực phẩm mau chín và bé cũng sẽ “thích thú” khi bột ăn dặm cho bé có màu sắc đẹp mắt hơn giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Phối hợp thực phẩm không khoa học

Giữ nguyên tắc chế biến bột ăn dặm cho bé với các thực phẩm “thuần nhất” để giúp bé tiêu hoá, hấp thụ tốt hơn. Mẹ nên tham khảo những món bột ăn dặm bổ dưỡng để bé ăn ngon miệng giúp bé phát triển tối ưu đúng với tuổi của bé.

Chẳng hạn không nên phối hợp giữa cá (tôm cua, ốc…) với các loại thịt (đặc biệt là thịt có màu đỏ như thịt bò) trong một trong quá trình chế biến bột ăn dặm cho bé, chỉ nên cho bé ăn một loại đạm động vật trong một bữa ăn (thịt thì không cá và ngược lại).


Mẹ không nên phối hợp quá nhiều loại rau trong cùng một nồi bột ăn dặm cho bé, sẽ làm mất hương vị riêng của từng loại rau và có thể gây khó tiêu hoá, làm bé biếng ăn. Nhiều mẹ vì nghĩ rau củ quả hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa nên lại cho bé ăn dặm chất xơ quá nhiều so với lượng cần thiết, nên dẫn đến ruột bé bị kích thích quá mức khiến bé bị tiêu chảy, hoặc bị táo bón do chất xơ bị đọng nhiều trong ruột bé.

Mẹ cần lưu ý không bao giờ bỏ thêm mật ong vào bột  ăn dặm cho bé trong khi chế biến, mật ong có thể gây nên chứng botulism, một tình trạng bệnh về xương vô cùng nguy hiểm với bé.

Bí kíp chế biến bột ăn dặm khoa học, giàu dinh dưỡng cho béBí kíp chế biến bột ăn dặm khoa học, giàu dinh dưỡng cho bé 4 công thức chế biến bột ăn dặm siêu bổ dưỡng cho bé yêu4 công thức chế biến bột ăn dặm siêu bổ dưỡng cho bé yêu

Bảo quản thực phẩm sai cách

Bảo quản thức ăn dặm cho bé trong ngăn đá tủ lạnh là cách chăm con với nhiều người mẹ bận rộn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý trong quá trình chế biến bột ăn dặm cho bé, thức ăn đã được rã đông thì không nên đông lạnh lại lần nữa. Các loại thịt để đông lạnh khi tan, chúng dễ bị thay đổi màu sắc và kết cấu… vì thế sau khi thịt tan có thể nấu chín thực phẩm, nghiền nhuyễn rồi cho vào ngăn đá thay vì dùng thực phẩm tươi sống để chế biến bột ăn dặm cho bé.

Tránh để đồ ăn “nằm dài” trong tủ lạnh quá lâu, nấu ăn ngày nào, bạn cần cho bé ăn hết ngày đó. Tốt nhất, sau khi chế biến bột ăn dặm cho bé, thực phẩm còn lại chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa từ 4-8h. Mẹ cũng không nên để bột ăn dặm cho bé còn ấm hoặc còn đang nóng vào tủ lạnh.

Bé sẽ chậm phát triển nếu mẹ cứ chế biến bột ăn dặm theo 4 cách này! Bé sẽ chậm phát triển nếu mẹ cứ chế biến bột ăn dặm theo 4 cách này! Reviewed by Unknown on tháng 12 28, 2016 Rating: 5

Post AD