Header AD

8 chứng bệnh vặt trẻ hay mắc vào mùa Đông

Viêm mũi, cảm cúm, hen suyễn, cước, da khô nứt nẻ, sốt xuất huyết, viêm amiđan, tay chân miệng..là những bệnh vặt mà trẻ dễ mắc nhất khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa Đông.


Thời điểm chuyển sao từ nóng sang lạnh, từ mùa Thu sang mùa Đông cũng là cơ hội thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn tấn công sức khỏe của trẻ nhỏ. Đồng thời đây cũng là điều kiện lý tưởng làm lây lan 8 chứng bệnh thường gặp nhất trong mùa Đông này. Mẹ nên đọc để có những biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh để tránh những  bệnh dưới đây ở trẻ.

Viêm mũi

Ở trẻ nhỏ, khi sức đề kháng yếu gấp nhiều lần so với người lớn thì mũi là bộ phận rất dễ bị tác động bởi thời tiết. Vì thế bệnh viêm mũi được xem là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. 


Biểu hiện của bệnh viêm mũi: Bố mẹ chú ý khi thấy con bị ngứa mũi, thường xuyên hắt xì hơi dài liên tục, quấy khóc, mệt mỏi và sốc cao (khoảng 39 độ) thì bé đã bị viêm mũi. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện là ít hoạt động, nằm lịm, đau mỏi, muốn được bế liên tục, hay quấy khóc, khó thở. Thậm chí, trẻ có thể bị chảy nước mũi và có kèm theo dịch nhầy.

Bản chất của bệnh viêm mũi ở trẻ là viêm niêm mạc ở hốc mũi và họng mũi khiến cho đường thở của trẻ bị cản trở, trẻ khó thở và mệt mỏi hơn. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, viêm mũi có thể dẫn đến các biến chứng khác như bệnh viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa cấp cực kỳ nguy hiểm...

Cách phòng tránh: Bố mẹ nên chú ý giữ vệ sinh mũi cho bé, giữ ấm cho cơ thể, thường xuyên hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ chuyên dụng sạch sẽ.

Cảm cúm

Không khác người lớn, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cũng là đối tượng tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh cảm cúm trong mùa Đông. Với điều kiện thời tiết thay đổi thất thường và số lượng vi rút gây bệnh lan rộng khắp nơi, cảm cúm đang là mối nguy dành cho mọi trẻ nhỏ.


Biểu hiện của bệnh cảm cúm thông thường: trẻ thường sốt cao hoặc sốt nhẹ, chán ăn, quấy khóc, đau đầu, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, có dịch nhầy đặc, ...

Cách phòng tránh: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho uống nước hoặc cho bú sữa nhiều hơn, tăng cường khẩu phẩn ăn chứa các chất dinh dưỡng và protein, tăng hàm lượng rau xanh và hoa quả tươi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, cách ly với người đang bị bệnh, giữ ấm cơ thể bằng quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi, vệ sinh mũi miệng cho trẻ hằng ngày...

Hen suyễn

Cũng là một trong những bệnh phổ biến nhất trong mùa Đông ở trẻ nhỏ, hen suyễn có biểu hiện tương tự như viêm phế quản nhưng dai dẳng và khó chịu hơn. 


Biểu hiện của bệnh: Thở kém, nghe tiếng khò khè, mặt tím tái, hay sốt, chán ăn hoặc bú kém, quấy khóc giữa đêm...

Cách phòng tránh: Giữ ấm cơ thể trẻ bị thời tiết chuyển mùa, cho ăn liên tục, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ tốt, không để trẻ tiếp xúc với các nguồn gây dị ứng như lông thú cưng, các vật dụng không đảm bảo vệ sinh...

Bệnh cước

Khi mùa đông đến, thời tiết vừa hanh khô vừa có độ ẩm thấp khiến cho làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị tổn thương. Đây cũng là biểu hiện chính khiến nhiều trẻ bị bệnh cước rất đau đớn.


Biểu hiện của bệnh: Các khu vực tiếp xúc với không khí như má, mặt, trán, đầu ngón tay, đầu ngón chân, gót chân....xuất hiện màu đỏ, sưng tấy, trẻ đau, khóc quấy, da thô ráp, chán ăn, bỏ bú, khó ngủ....

Cách phòng tránh: Trước tiên bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ để da tránh nguy cơ bị tổn thương cao nhất, che kín các phần da dễ bị tổn thương bằng bao tay, bao chân...để trẻ ở trong không khí ấm áp, (nên điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ thích hợp không quá nóng, quá lạnh), cho trẻ bú và uống nước nhiều hơn, tăng cường vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày, có thể thêm nước sinh tố, nước hoa quả để da có độ ẩm cao tránh bị bệnh cước tấn công.

Da khô nứt nẻ

Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nhỏ, nhưng bệnh da khô nứt nẻ vẫn là nỗi ám ảnh đối với nhiều bà mẹ trẻ. Bởi với làn da non nớt và rất mỏng, rất dễ bị khô và nứt nẻ, ảnh hưởng đến sức đề kháng và sức khỏe của trẻ.


Biểu hiện của bệnh: Làn da bị khô, thô, đỏ ửng lên, bề mặt bị nứt nẻ, trẻ sốt nhẹ, người nòng, hay quấy khóc, không thích chơi...

Cách phòng tránh: Tăng cường độ ẩm cho da của trẻ bằng cách cho bú nhiều, uống thêm nước, sinh tố và nước hoa quả trong ngày. Bố mẹ cũng nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với không khí lạnh ngoài trời hay lúc trời nắng gắt, tránh rửa mặt và người trẻ bằng nước quá nóng. Nên sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Sốt xuất huyết

Mùa Đông cũng là mùa sinh sản của muỗi làm lây lan bệnh sốt xuất huyết trong trẻ nhỏ. Vì thế, căn bệnh này cũng có nhiều điều kiện để lan rộng trong mùa Đông này.


Biểu hiện của bệnh: Trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày không khỏi, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, thức đêm, bỏ bú, thấy xuất hiện những chấm li ti màu đỏ dưới da thành vùng ở cổ, lưng, mặt hay khắp cơ thể,....

Cách phòng tránh: Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ để tránh sự tấn công của muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết, vệ sinh cơ thể cá nhân cho trẻ thường xuyên liên tục hằng ngày, mắc màn cho trẻ khi ngủ, mặc áo dài tay cho trẻ, cho trẻ ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường các loại vitamin D, C và B1...Thêm nữa, nên tăng cường nước cho trẻ bằng sinh tố và nước hoa quả để tránh mất nước. 

Viêm Amiđan

Khi chuyển mùa, Amiđan dễ bị sưng gây viêm họng làm cho cơ thể của trẻ bị mệt mỏi, khó chịu và hay quấy. Bệnh này rất dễ xảy ra ở những trẻ chưa cắt amiđan, sức đề kháng kém và không được giữ ấm cơ thể.


Biểu hiện của bệnh: Trẻ thường bị sốt cao, đau họng, ho, chảy nước mũi liên tục dài ngày, thường xuyên chảy nước bọt nhiều.

Cách phòng tránh: Giữ ấm cho trẻ bằng cách quấn khăn quàng cổ và quần áo, cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, vệ sinh sạch sẽ, cho súc miệng bằng nước muối sinh lý...

Bệnh tay chân miệng

Đây là căn bệnh do vi trùng Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh tay chân miệng rất dễ bị lây truyền từ người này sang người khác thông qua không khí xung quanh. Với thời tiết không ổn định của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta thì bệnh tay chân miệng rất dễ phát thành dịch lớn.


Biểu hiện của bệnh: Trẻ sốt nhẹ (38- 39 độ C), đau họng, chảy nhiều nước bọt, chán ăn, bỏ bú, đau người, xuất hiện nhiều vết loét ở miệng và cơ thể tạo thành bỏng nước trên da rất khó chịu, ngủ nhiều, nằm li bì, bỏ chơi.

Bệnh vào mùa Đông

Nếu bạn thấy trẻ sốt cao hơn 39 độ, nằm ngủ liên tục, giật mình nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế vì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng có thể tử vong ngay lập tức.

Cách phòng tránh:  Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đủ chất, nhiều nước, đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ hằng ngày, không nên kiêng tắm, dùng nước muối để trẻ xúc miệng, tăng cường vitamin C cho trẻ bằng hoa quả và rau xanh...vệ sinh tất cả các dụng cụ cá nhân của trẻ như quần áo, tã, lót..rồi cách ly với môi trường đông người vài ngày, tránh tuyệt đối quan niệm  "không tắm- không gió - không vệ sinh, cho trẻ ăn thành nhiều bữa để đảm bảo đủ sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là 8 chứng bệnh vặt thường gặp nhất ở trẻ nhỏ vào mùa Đông mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý để phòng tránh và chăm sóc trẻ sơ sinh  cẩn thận.

8 chứng bệnh vặt trẻ hay mắc vào mùa Đông 8 chứng bệnh vặt trẻ hay mắc vào mùa Đông Reviewed by Unknown on tháng 12 28, 2016 Rating: 5

Post AD