Đây là cách chăm sóc vết "thương" sau sinh các mẹ phải đặc biệt chú ý
Đây là cách chăm sóc vết "thương" sau sinh các mẹ phải đặc biệt chú ý: Một số hướng dẫn và kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sau sinh thật tốt, không để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
Mang thai và sinh con là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của mỗi người. Tuy nhiên, một số vết thương hoặc những cơn đau do hệ quả của thai kỳ hay sau sinh có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ. Một số hướng dẫn và kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn.
Vết đau tầng sinh môn
Thông thường khi sinh bác sỹ hay thực hiện một số thủ thuật như rạch tầng sinh môn giúp cho việc chuyển dạ nhanh và dễ dàng hơn. Sau sinh, vị trí này có thể bị đau trong vài ngày hoặc vài tuần, nhất là khi bạn phải chuyển động hay có các hoạt động đơn giản khác. Để khắc phục vết thương, bạn có thể thử những cách sau:
- Chườm đá: Trong 24 giờ đầu sau sinh, bạn có thể chườm một túi nước đá vào khu vực này giúp giảm hiện tượng sưng tấy, đau đớn.
- Nước ấm: Khi đi tiểu, bạn có thể phun những tia nước ấm vào khu vực này để ngăn ngừa đau nhức (chai nước phun cần phải sạch sẽ, sát khuẩn).
* Sức mạnh của nhiệt: Bạn cũng có thể ngâm mình trong nước ấm (ngập phần hông và mông) trong vòng 24 giờ sau sinh, giúp bớt đau và nhiễm trùng.
- Nằm nghỉ ngơi: Nằm nghiêng càng lâu càng tốt để tránh những sức ép lên vùng sinh môn. Cố gắng đừng ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Các bài tập kegel: Luyện tập co thắt âm đạo (giống như nhịn tiểu) khoảng 200 lần mỗi ngày, có tác dụng rất tốt với cơ quan sinh dục của nữ giới.
- Giữ vùng kín luôn sạch sẽ: Đặc biệt, không nên mặc quần quá chật, thay quần lót thường xuyên và càng ít “va chạm” tới vùng đó càng tốt.
- Chế độ ăn giàu chất xơ: Luôn ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống thật nhiều nước để tránh táo bón và không thiếu chất.
* Gọi bác sĩ nếu có các triệu trứng:
+ Những dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, sưng đỏ, có cảm giác đau đớn và không giảm, có mùi hôi, chảy máu ở vùng bị cắt tầng sinh môn.
+ Cơn đau càng lúc càng tồi tệ.
+ Gặp phải các vấn đề về tiết niệu.
Mổ lấy thai
Trường hợp sản phụ không thể rặn đẻ tự nhiên mà mổ lấy thai, họ sẽ phải nằm thêm một vài ngày để chờ cho vết thương lành hẳn. Trong thời gian ở bệnh viện, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết. Bất kỳ vết chỉ khâu hoặc vết kẹp nào cần phải được lấy ra trước khi bạn được phép về nhà. Bạn sẽ được kê toa thuốc giảm đau để sử dụng ở nhà (nếu cần). Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết mổ sau sinh, hãy làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận:
+ Luôn giữ cho vết mổ sạch và khô. Làm sạch vết mổ nhiều lần trong ngày với nước ấm. Tuy nhiên, không được xịt nước trực tiếp vào vết thương.
+ Thay băng, gạc cho vết thương thường xuyên.
+ Mặc quần áo rộng rãi, tránh những bộ đồ bó sắt, ôm chặt, nhất là đối với đồ lót, dễ làm trầy xước vết thương.
* Gọi bác sĩ nếu có các triệu chứng:
+ Sốt cao.
+ Xuất hiện mủ, các chất nhờn, mùi hôi từ vết thương.
+ Đau liên miên ở vết thương và không có dấu hiệu giảm.
+ Đỏ và sưng ở vết thương.
Đau ngực và núm vú
Em bé bú thường xuyên có thể khiến cho đầu ti của mẹ bị đau nhức. Để giảm đau, bạn cần tìm hiểu trước các nguyên nhân:
- Em bé chưa bú đúng cách: Là lý do thường hay gặp nên bạn hãy chờ cho bé mở to miệng, rồi mới nhét ti vào sao cho môi dưới của bé ở vị trí phía dưới núm vú mẹ. Trẻ cần được ngậm cả quầng vú chứ không phải chỉ mỗi đầu ti. Khi ngậm vú đúng cách, bé vừa hút được nhiều sữa mà mẹ cũng không bị đau đầu ti.
- Tưa lưỡi: Đây là bệnh phổ biến gây ra bởi nấm men (Candida). Nấm men phát triển mạnh trong môi trường sữa, ẩm ướt, ấm áp. Bé bị tưa và bú mẹ có thể khiến vùng ti bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Nếu sử dụng thuốc bôi, cần hỏi bác sĩ cặn kẽ bởi một số loại thuốc nhiễm trùng không thể sử dụng cho vùng ngực.
- Ứ sữa: Khi cho con bú lần đầu hoặc chậm cho bú, ngực bạn có thể bị căng phồng do sự ứ đọng của sữa hoặc các chất lỏng khác. Hút sữa bằng dụng cụ chuyên dụng giúp bạn giảm hẳn sự khó chịu này.
- Ống dẫn sữa bị tắc: Thỉnh thoảng, các tia sữa không thể thoát ra ngoài và gây tắc. Bạn có thể làm ẩm vùng ngực với khăn chườm ấm và nhẹ nhàng xoa bóp đều đặn
Các vết xước và bầm tím
Ngay đầu thai kỳ, cơ thể bạn đã chuẩn bị đầy đủ năng lượng để nuôi dưỡng em bé, các khớp xương nới lỏng để sẵn sàng đến lúc lâm bồn. Lúc này, bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, buồn nôn, bị phân tâm và thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Tâm trạng không ổn định dễ bị mất cân bằng, trượt ngã gây nên những vết xước, bầm tím khắp cơ thể. Đây là cách chăm sóc vết "thương" sau sinh các mẹ phải đặc biệt chú ýLàm sạch vết trầy xước bằng xà phòng sát trùng và xối nước rửa thật mạnh rồi che bằng những tấm gạc. Nếu có các vết bầm tín không rõ nguyên nhân hay việc sử dụng kháng sinh, thuốc mỡ chữa trị cần được bác sĩ tư vấn.
Đau nhức chân và phồng rộp da
Thời gian mang bầu, đôi chân và mắt cá chân có nguy cơ bị sưng lên rất nhiều, chủ yếu xảy ra ở giai đoạn thứ 3 của thai kỳ. Khi tử cung phát triển, sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở phần dưới cơ thể và làm chậm tốc độ lưu thông máu lên vùng tim. Bên cạnh, sự thay đổi hormone người mẹ có thể khiến cho cơ thể bạn bị giữ nước và làm đôi chân, mắt cá chân bị phù. Để hạn chế, bạn cần làm theo những chỉ dẫn sau:
- Uống đủ nước: Nếu uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ không cố gắng tích nước và gây phù.
- Tránh ăn thực phẩm nhiều muối: Thực phẩm có muối khiến cơ thể bạn dễ tích nước.
- Luôn hoạt động và thay đổi vị trí cơ thể từng giờ: Nếu đứng quá lâu, hãy cố gắng ngồi xuống trong vài phút. Ngược lại, hãy tranh thủ đứng dậy và đi bộ vài vòng.
- Tránh gác chân nọ lên chân kia: Nếu gác hai chân lên nhau sẽ làm chậm lưu thông máu đến chân và bàn chân.
- Nâng cao đôi chân: Khi ngồi ghế, bạn có thể dùng một chồng sách, một hộp cát tông hay bất cứ vật gì có thể để nâng chân mình lên cao.
Đây là cách chăm sóc vết "thương" sau sinh các mẹ phải đặc biệt chú ý
Reviewed by Unknown
on
tháng 12 15, 2016
Rating:
Post a Comment