Vừa quay đi, con đã tím tái toàn thân, tắt thở và nguyên nhân khiến mẹ đứng hình
Hôm qua là ngày giỗ đầu của con gái chị họ mình. Mình có mặt ở quê đúng dịp giỗ cháu thấy cũng đỡ áy náy phần nào vì ngày cháu đi, mình đang công tác ở xa, không về được. Dù đã qua một năm rồi nhưng vào ngày giỗ con, chị họ mình cũng không thể cầm lòng được. Nhìn chị dang tay ôm cái nấm mộ nho nhỏ của con bé mà ai nấy đều không cầm được nước mắt.
Cách đây một năm, con gái chị mình cũng chỉ tầm 7 tháng tuổi. Chị sinh mổ, sữa cũng nhiều nhưng do bị áp xe nên phải cho con bú sữa công thức bằng bình bú. Từ hôm chuyển sang bú bình, con bé không thèm bú mẹ nữa nên chị đành phải chấp nhận cho con bú ngoài. Khi bé được 7 tháng tuổi thì bắt đầu tự cầm bình được. Cả nhà thấy đó cũng thích thú vì có vẻ con bé khá lanh lẹ và cứng cáp. Một hôm, chị pha sữa xong, cho con tự cầm bình, bú như bình thường. Còn chị thì xuống nhà giặt vài bộ đồ cho nó. Chị cũng định bụng giặt nhanh rồi lên với con nên chỉ quơ đại, ngâm giũ xà phòng xong là chạy ù lên liền. Chẳng ngờ, khi lên nhà thì bình sữa lăn lông lốc. Con chị tím tái, tim ngừng đập. Chị vỗ mông con liên tục chẳng thấy ư hử, sờ tay vào mũi thì lạnh toát. Ngay lập tức chị gào thét gọi mọi người đưa đi cấp cứu nhưng bé không qua khỏi. Nguyên nhân cái chết được tiết lộ là do bé bị sặc sữa trong lúc bị trào ngược ở tư thế nằm. Đã thế, bình bú còn có dấu hiệu rách lỗ to do nhưng vì tiếc, chị họ mình tiếp tục cho con bú.
Đáng buồn là anh chị cũng phải chịu áp lực con cái, mãi 5 năm chạy chữa mới có đứa con này.
Đau khổ cho chị họ mình trong câu chuyện này hy vọng cũng là bài học cho các mẹ trong chuyện chăm sóc con. Mình biết, đã rất nhiều thông tin báo chí, các web này nọ nói về chuyện này nhiều rồi. Nhưng hình như mỗi khi chuyện nguôi đi là các mẹ lại lơ là, xem như chẳng phải chuyện của mình. Vậy nên, mình mượn chuyện của chị họ mình mong một lần nữa các mẹ cẩn thận hơn nhé!
Thật ra, trẻ nhỏ sặc sữa hay sặc nước cũng đều nguy hiểm. Nguyên nhân là những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện. Chỉ cần bé ho một chút cũng có thể sặc. Với những bé bị trào ngược, nguy cơ tắc thở và tử vong khi đang nằm lại càng cao.
Những điều mẹ cần đặc biệt chú ý khi cho con bú bình:
Theo các chuyên gia, mẹ có thể cho bé bú đêm, nhưng nếu là sữa công thức thì nên hạn chế, nhất là cho bé vừa bú vừa ngủ. Khi cho bé bú, mẹ hãy bế trẻ bằng hai tay để trẻ ở tư thế thoải mái nhất.
- Nếu cho bé bú mẹ, mẹ nên cho trẻ bú vú trái trước, sau đó chuyển sang vú phải, làm vậy sữa xuống dạ dày dễ hơn, hạn chế hiện tượng trào ngược.
- Nếu bú bình, mẹ nên đưa bình theo hướng nghiêng để không gây sặc cho bé. Tuyệt đối không cho bé vừa ngủ vừa bú bình.
- Khi cho bé bú đêm, mẹ không nên cho quá nhiều sữa vào bình. Nếu mẹ “non tay” thì có thể dùng loại núm vú có van chống sặc để hỗ trợ, như vậy sẽ rất an toàn cho bé.
- Không nên đặt bé nằm nga1 vết thương nhỏ ở chân con bỗng ngày càng lồi to, phải mổ bỏ vì nguyên nhân khó tiny mà nên bế bé theo tư thế thẳng, áp vào ngực mẹ. Mẹ dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé cho bé ợ hơi. Khi nằm, cho trẻ nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi một chút.
Cho dù là bú bình hay bú vú mẹ, bố mẹ không để trẻ ngủ một mình mà phải ở bên theo dõi trẻ cẩn thận khi bé đã bú xong.
Theo Webtretho.vn
Vừa quay đi, con đã tím tái toàn thân, tắt thở và nguyên nhân khiến mẹ đứng hình
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 28, 2017
Rating:
Post a Comment