Header AD

Từ tháng thứ 4, mẹ bầu phải làm điều này mỗi ngày để biết chắc thai nhi có KHỎE MẠNH hay không, tuyệt đối không lơ là mẹ nhé!

Dưới đây là những tín hiệu báo sức khỏe của bé qua chuyển động trong bụng mẹ. Những "tin nhắn" con gửi tới mẹ thông qua chuyển động này, mẹ đã nhận đủ chưa?



Dưới đây là những tín hiệu báo sức khỏe của bé qua chuyển động trong bụng mẹ. Những “tin nhắn” con gửi tới mẹ thông qua chuyển động này, mẹ đã nhận đủ chưa?

Hoạt động của thai nhi trong tử cung kích thích tới thành tử cung khiến mẹ bầu có thể cảm nhận được. Với những thai nhi đã được 4 tháng tuổi trở lên (chủ yếu là vào thời điểm khoảng 17 tuần tuổi, cũng có người khi con mới 14- 15 tuần tuổi đã cảm nhận được chuyển động của con rồi). Những hoạt động chủ yếu của thai nhi bao gồm: thò tay, đá chân, nấc, lật mình… những hành động này gọi chung là chuyển động của thai nhi. Việc theo dõi hoạt động của thai nhi cùng tần suất, độ mạnh yếu cho thấy sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Có một số bà mẹ mang thai lần đầu, chưa có kinh nghiệm nên có thể nhầm lẫn giữa nhịp đập của động mạch chủ bụng và chuyển động của thai nhi. Thực ra rất dễ phân biệt hai thứ này. Nếu là động mạch chủ bụng đập thì nó sẽ theo quy luật nhất định (tương tự như nhịp tim) còn nếu là chuyển động của con thì sẽ không theo quy luật nào cả. Tuy nhiên có một trường hợp là khi trẻ nấc, hai biểu hiện sẽ tương đối giống nhau khiến bạn không phân biệt được con đang nấc hay là mạch đang đập vì tiết tấu tương tự nhau.


Những hoạt động của trẻ thường ở vị trí nào?

Thai nhi từ 16 đến 20 tuần tuổi, bạn bắt đầu cảm nhận được những hoạt động đầu tiên của bé

Cảm nhận về việc chuyển động của con: biên độ nhỏ, khá yếu và không rõ ràng

Vị trí: gần rốn

Cảm nhận của mẹ: không rõ ràng, bụng ậm ạch tương tự như khi mẹ khó chịu muốn đi ngoài và nhiều bà mẹ không biết mình đang gặp phải vấn đề gì.
Thai nhi ở 21-35 tuần tuổi, mỗi ngày con đều hoạt động ở mức độ nhiều hơn trước

Cảm nhận về việc chuyển động của con: biên độ rộng, mạnh, thể hiện rõ ràng hơn và mẹ có thể thấy hơi kích thích

Vị trí: trên rốn từ 1-3 đốt ngón tay, tới gần dạ dày

Cảm nhận của mẹ: cực kỳ rõ ràng, có thể nhìn thấy da mẹ nhấp nhô do thai nhi đang hoạt động tích cực. Đây có thể coi là thời kỳ hoạt động tích cực của trẻ. Lúc này không gian tử cung rộng rãi hơn chính vì thế phạm vi hoạt động của trẻ cũng lớn hơn.
Thai nhi 36 tuần tuổi – sắp sinh, khác hẳn từ 21 đến 35 tuần tuổi

Cảm nhận về việc chuyển động của con: biên độ lớn nhưng không quá kịch liệt, nhưng tất nhiên đối với những người làm mẹ lần đầu thì lúc này con đã đạp rất mạnh rồi

Vị trí hoạt động: toàn bộ vùng bụng

Cảm nhận của mẹ: cảm nhận vô cùng rõ rệt nhưng tần suất thì không nhiều như những tuần trước vì lúc này mẹ đã chuẩn bị lâm bồn rồi. Hơn nữa đầu con sẽ xoay dần về phía dưới, phạm vi hoạt động của con lại nhỏ đi, khiến cho thai nhi không thể thoải mái hoạt động hơn, chính vì thế số lần hoạt động của con khi chuẩn bị ra đời sẽ ít hơn.

Có thể theo dõi hoạt động của thai nhi vào thời gian nào?

Thứ nhất, mẹ có thể lợi dụng ba khoảng thời gian sáng, trưa, tối để ghi chép hoạt động của thai nhi, nếu như trong vòng 1 tiếng thấy con hoạt động ba lần trở lên thì con thực sự rất khỏe mạnh. Có những đứa trẻ còn hoạt động liên tục, trên 10 lần 1 tiếng.


Thứ hai, do rất nhiều bà mẹ vẫn đi làm trong thời gian mang bầu, nên ban ngày hoạt động nhiều và tập trung nhiều sức lực vào công việc và quên đi việc con có đang hoạt động hay không. Thường thì con lại hay hoạt động nhất trong thời gian từ 9 giờ tối tới 2 giờ sáng và có thể lúc đó mẹ mệt quá mà ngủ mất, không để ý lắm tới hoạt động của con. Nếu như trong vòng ba tiếng mà trẻ hoạt động không tới 10 lần thì mẹ cần để ý tới tình trạng của thai nhi. Cũng có những trường hợp đứa trẻ không thích hoạt động nhiều hoặc thích ngủ nhiều, vậy thì mẹ có thể thử phản ứng của con bằng cách nằm nghiêng một chút và vỗ nhẹ vào bụng để gọi con dậy hoặc ăn thực phẩm có thể khiến trẻ phản ứng, ví dụ 1 chút kem lạnh. Nếu trẻ không mảy may hoạt động, vậy mẹ cần đưa con đi khám ngay.

Thời gian thai nhi hoạt động nhiều

Trước khi đi ngủ: Thai nhi hoạt động nhiều vào buổi tối

Sau khi ăn: do lượng đường trong máu của mẹ tăng cao nên nhịp tim của con cũng nhanh hơn, con hoạt động nhiều.

Sau khi tắm: tâm trạng của mẹ thoải mái, nhẹ nhàng còn tuần hoàn máu thì tốt hơn, chính vì thế thời điểm mẹ tắm xong có thể kích thích thai nhi “vui đùa”.

Khi được nghe nói chuyện: thời khắc mẹ “tâm sự” cùng con, con sẽ có phản ứng để đáp lại lời mẹ.

Khi mẹ đặt tay lên bụng: sự ấm áp của lòng bàn tay có thể khiến con cảm nhận được và đáp lại.

Khi con nghe nhạc: Âm nhạc có tác dụng rất tốt với sự phát triển của con và có thể kích thích con hoạt động hoặc thư giản, ngủ ngon.

Đối với trường hợp con hay nấc: thường thì sau khi trẻ được 6 tháng, hệ thống thần kinh phát triển gần như toàn diện mới thấy được hiện tượng này. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị nấc là do khi bé thở và uống nước ối, một lượng nhỏ nước ối sẽ di chuyển vào và định cư trong phổi, kết hợp với những cơn co ở cơ hoành và hiện tượng này xảy ra. Khi thấy thai nhi bị nấc, mẹ có thể ăn uống nhẹ hoặc thay đổi tư thế nằm để giảm thiểu tình trạng này. Nếu như trẻ nấc quá nhiều, mẹ cần đi khám bác sĩ.

Theo lamme.com.vn

Từ tháng thứ 4, mẹ bầu phải làm điều này mỗi ngày để biết chắc thai nhi có KHỎE MẠNH hay không, tuyệt đối không lơ là mẹ nhé! Từ tháng thứ 4, mẹ bầu phải làm điều này mỗi ngày để biết chắc thai nhi có KHỎE MẠNH hay không, tuyệt đối không lơ là mẹ nhé! Reviewed by Unknown on tháng 5 25, 2017 Rating: 5

Post AD