Trời nóng trên tay nổi ‘bóng nước’, càng gãi càng ngứa, mách bạn tuyệt chiêu phòng ngừa
Nhiều người từng xuất hiện “bóng nước” trên ngón tay hoặc kẽ ngón tay, đôi khi rất ngứa, càng gãi càng ngứa. Khi gãi vỡ “bóng nước” thấy không có gì xảy ra nhưng đợi miệng vết thương khô sẽ bong tróc da. Mỗi lần trời nóng hoặc lúc làm nội trợ nhiều, tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng khiến cho bàn tay vốn nõn nà, trơn mịn trở nên bong tróc khắp nơi.
Cái “bóng nước” này rốt cuộc là thứ gì vậy? Tại sao mỗi khi trời nóng thường xuất hiện? Vì sao nó bám lấy mình mãi mà không buông? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
1. “Bóng nước” nhỏ bé này là gì?
Thực ra, đây chính là mụn nước, một dạng đặc biệt của bệnh chàm (tổ đỉa), có tên khoa học là pompholyx hay dyshidrotic eczema, là một loại biểu hiện của viêm da dị ứng. Biểu hiện đầu tiên là xuất hiện đột ngột mụn nước trong, giống như hạt trân châu, không có ban đỏ, người bệnh có cảm giác đau, nóng ở bàn tay, bàn chân trước khi nổi mụn nước. Do ngứa, gãi, chà xát nhiều và điều trị không đúng có thể gây bội nhiễm vi khuẩn, gây chàm hóa. Cảm giác ngứa dữ dội cũng hay gặp trước khi thấy mụn nước xuất hiện.
Hầu hết người bệnh khỏi sau 2 – 3 tuần, các mụn nước khô và bong vẩy da. Các trường hợp nhẹ, chỉ thấy mụn nước ở cạnh ngón, nhưng trường hợp điển hình thì mụn nước đối xứng ở hai lòng bàn tay, bàn chân. Nếu tái phát nhiều, bệnh dai dẳng ở các ngón có thể gây loạn dưỡng móng, móng bị hỏng, mất độ bóng, sần sùi, dầy, đổi màu. Tổn thương móng sẽ diễn biến dai dẳng làm cho người bệnh buồn phiền. Và nhiều trường hợp người bệnh tìm đến bác sĩ vì móng tay bị hỏng.
2. Tại sao lại mắc bệnh này?
Y học vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh này, trước mắt cho rằng nó có mối liên hệ với yếu tố tâm lý, tay chân hay ra mồ hôi, dị ứng, v.v…
① Yếu tố tâm lý: Chẳng hạn như căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, v.v… thường là nguyên nhân phổ biến nhất.
② Dị ứng: Tiếp xúc với chất kích thích (ví dụ: chất tẩy rửa), thực phẩm, dược phẩm, kim loại.
③ Hay đổ mồ hôi tay và chân (đó là lý do vào mùa hè có rất nhiều người mắc bệnh này).
3. Bệnh này truyền nhiễm như thế nào?
Như đã nói trước, bệnh tổ đĩa không phải do vi khuẩn, virus, vì vậy về mặt lý thuyết không có tính truyền nhiễm.
4. Khi bị bệnh này cần chú ý những gì?
1) Đừng gãi.
Bạn rất ngứa nhưng khi gãi sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cho dù ngứa bạn cũng phải cố gắng chịu đựng, có thể nghĩ đến việc khác hoặc tìm một việc khác để làm, đừng chú ý đến nó.
2) Chăm sóc bàn tay và bàn chân tốt.
Đầu tiên, hãy giữ cho tay và chân khô, có thể thoa phấn rôm để làm giảm mồ hôi, hạn chế chạm vào nước và chất tẩy rửa càng ít càng tốt, có thể thay thế bằng đồ dùng vệ sinh của trẻ em ít chất kích thích, dùng găng tay.
3) Tránh các chất gây dị ứng
Thường xuyên nổi mụn nước, bạn có thể xem qua “nhật ký ẩm thực” để tìm ra đồ ăn khiến mình dị ứng. Ngoài ra, bạn có thể chú ý đến dị ứng có liên quan đến kim loại hay không, nếu có dị ứng với dị ứng với niken sulfat thì cần tránh tiếp xúc với kim loại này, hợp kim, vòng cổ, vòng tai, thậm chí là răng giả cũng nên bỏ xuống.
4) Thư giãn
Bạn có cảm thấy vào lúc tâm trạng xấu, thức đêm, mụn nước có nổi lên không? Nếu có thì cần nghỉ ngơi, thư giãn, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.
Trời nóng trên tay nổi ‘bóng nước’, càng gãi càng ngứa, mách bạn tuyệt chiêu phòng ngừa
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 05, 2017
Rating:
Post a Comment