Header AD

Thêm một loại cây mọc dại có đầy ở Việt Nam "từ gốc đến ngọn" đều quý như nhân sâm nhưng chẳng mấy người biết

Dứa dại là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, hoặc được trồng làm hàng rào. Ít ai biết rằng, đây còn là một cây thuốc nam quý, có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh.



Dứa dại hay tên gọi khác là dứa gai, dứa gỗ, dứa núi, lỗ cổ tử, sơn ba la, dã ba la, lộ đầu từ… là một cây thuốc nam quý, cao từ 1-2m. Lá mọc tập trung ở ngọn, quả to khi chín màu vàng.

Cây mọc hoang ở bờ suối, ven đê. Ngoài ra dứa dại còn được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào để ngăn châu bò. Nhiều nơi còn trồng dứa dại để lấy lá dệt đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa dại còn được dùng để ăn.

Theo Đông y, nhiều bộ phận của cây dứa dại được sử dụng làm thuốc quý trị bệnh hiệu quả, ngày càng được nhiều người biết đến và bổ sung vào “tủ thuốc” gia đình, giúp chữa trị từ những bệnh nhỏ nhặt như cảm ho đến nặng hơn như viêm gan.


Công dụng từ các bộ phận của dứa dại

Rễ dứa dại được sử dụng phổ biến hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt.

Lá dứa dại có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu, sỏi thận. Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh, phương pháp dân gian chữa sỏi thận bằng dứa dại này chỉ phù hợp đối với những người mắc sỏi giai đoạn đầu khi tình trạng còn nhẹ và viên sỏi còn nhỏ. Còn những trường hợp nghiêm trọng hơn cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và có lộ trình điều trị thích hợp.


Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dứa dại

1. Bài thuốc đối với rễ dứa dại:

+ Dùng 30-40g rễ dứa dại kết hợp với 20-30g cỏ xước cùng 20-30g cỏ lưỡi mèo đem sắc uống có tác dụng chữa phù thũng, cổ trướng.

+ Rễ dứa dại tươi đem giã nát đắp vào vết thương có tác dụng lành vết thương, chống viêm nhiễm.

+ Lấy 20-30g rễ đem sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày sẽ chữa được chứng đau đầu, mất ngủ.

+ Lấy 12-20g rễ dứa dại, 10-12g hạt quả chuối hột, 10-12g rễ cỏ tranh, 8-10g bông mã đề, 15-20g kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu), 10-12g rễ cây lau, 10-12g củ cỏ ống sắc lấy nước, chia làm 2-3 lần trong ngày, uống vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100-150ml có tác dụng chữa sỏi thận, tiết niệu.

+ Đem 30-60g rễ dứa dại, 150-200g thịt heo nạc nấu canh ăn ngày một lần, một tuần ăn 3-4 lần. Kết hợp hàng ngày cùng với 30-60g rau dừa nước khô, 12-16g rau má, 10-12g bông mã đề, 12-16g bồ công anh sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml sẽ giúp trị viêm thận, phù thủng.

+ Ăn uống kém sau sinh: 15-20g rễ dứa dại, 7 miếng vỏ cây chòi mòi cỡ 4cm x 6cm sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml sẽ giúp phụ nữ sau sinh chữa khỏi chứng ăn uống kém.


2. Bài thuốc đối với lá dứa dại:

Lá non có vị ngọt, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng…

+ Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào chỗ bị thương sẽ chữa viêm loét, nhất là viêm loét cẳng chân kinh niên.

+ Dùng 2 lạng đọt non, 1 lạng xích tiểu, 3 con đăng tâm thảo, 15 búp tre đem sắc uống sẽ giúp thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên.

+ Đem 15-20g đọt non sắc uống sẽ chữa đái gắt, đái buốt, đái ra máu.

3. Bài thuốc đối với hoa dứa dại:

Hoa có vị ngọt, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo…

+ Dùng hoa dứa dại 4-12g sắc uống chữa được bệnh ho cảm mạo.


4. Bài thuốc đối với quả dứa dại:

Quả có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, điều hòa âm dương, làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí… Quả cũng có tác dụng chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa…

+ Dùng quả dứa dại 30-60g sắc uống chữa bệnh lỵ.

+ Lấy quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng có tác dụng chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt.

+ Đem hoa hoặc quả sắc uống sẽ chữa được say nắng.

+ Dùng 20-30g quả dứa dại, 20-30g lá quao nước, 12-20g lá cây ô rô sắc lấy nước uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn có tác dụng trị viêm gan, xơ gan cổ trướng.

+ Đối với người bị chứng viêm t‚i‚n‚h h‚o‚à‚n thì lấy 30-60g hạt quả dứa dại, 30g lá tử tô, 30g lá quất hồng bì nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hàng ngày.


Lưu ý khi sử dụng dứa dại:

Tác dụng chữa bệnh gan của dứa dại chỉ hiệu quả với một số loại viêm gan ở một vài thể nhất định, chứ không phải bất cứ thể viêm gan nào cũng có thể dùng vị thuốc nam này.

Hơn nữa, nó cũng chỉ có tác dụng chữa viêm gan cấp, mới bị và một số ít thể viêm gan mãn. Và việc sử dụng phải có sự hướng dẫn từ các thầy thuốc, nếu dùng tùy tiện khi chữa viêm gan thì cực kỳ nguy hiểm bởi ở quả dứa dại có lớp phấn trắng rất độc, nếu không bào chế đúng cách, ăn phải trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, suy thận. 

(Nguồn: Tổng hợp theo Bài Thuốc Hay)

Thêm một loại cây mọc dại có đầy ở Việt Nam "từ gốc đến ngọn" đều quý như nhân sâm nhưng chẳng mấy người biết Thêm một loại cây mọc dại có đầy ở Việt Nam "từ gốc đến ngọn" đều quý như nhân sâm nhưng chẳng mấy người biết Reviewed by Unknown on tháng 5 22, 2017 Rating: 5

Post AD