Header AD

Thấy nội tạng động vật có màu này là chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn rồi, chị em chớ vì "tiếc của" mà hối không kịp

Nội tạng động vật là các thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và ngon miệng. Tuy nhiên, chúng phải được ăn đúng cách thì mới có có thể phát huy công dụng của mình.



Nội tạng động vật, bao gồn các bộ phận như tim, gan... là các thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.

Mặc dù có rất nhiều thông tin cho rằng gan là cơ quan thải độc của cơ thể, không nên ăn. Tuy nhiên, thực tế thì gan lại chứa rất nhiều chất bổ dưỡng. Cụ thể, gan rất giàu vitamin A, folate, choline và B12 - các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó, tim cũng là nguồn chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12 tuyệt vời.

Do đó, nếu được sử dụng đúng cách, nội tạng động vật sẽ rất tốt cho cơ thể con người. Theo các bác sĩ, điều quan trọng nhất khi ăn nội tạng động vật là phải lựa chọn được cái nào tươi ngon của con vật khỏe mạnh để ăn. Tuy nhiên, đây cũng là điều mà các bà nội trợ luôn băn khoăn.


Dưới đây là một số quy tắc để chọn lựa nội tạng động vật, đặc biệt là tim, gan an toàn mà chị em cần phải ghi nhớ:

Đối với tim:

- Tim của gia súc, gia cầm khỏe mạnh thường có màu sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim.

- Tim vật bị bệnh có màu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu. Tim vật mắc bệnh thường tụ huyết, xung quanh tim có nước vàng, nếu bổ tim ra có máu đông hay lỏng màu vàng hoặc sẫm đen. Đặc biệt, tim vật bị nhiễm ký sinh trùng có những hạt như hạt gạo màu trắng thì tuyệt đối không ăn.


Đối với gan:

- Gan gia súc, gia cầm khỏe mạnh, tươi ngon sẽ có màu đỏ sẫm hoặc màu tím nhạt, sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút tay ra.

- Ngược lại, gan của gia súc bị bệnh thường có màu gạch non, màu vàng hay màu bạc trắng. Gan của gia súc mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, có lác đác một vài con kén sán lá lốm đốm màu trắng (đó là dấu hiệu con vật bị nhiễm sán). Các gia đình tuyệt đối không được ăn loại gan này vì nếu không cắt bỏ và đun không kỹ thì ăn vào sẽ lây nhiễm sán lá ngay.

Chú ý khi chế biến nội tạng, người chế biến cần nấu chín kĩ. Tuyệt đối cần tránh xa sở thích ăn gỏi, ăn tái, bởi thói quen này không hề có lợi cho sức khỏe dù ăn bất kì thực phẩm nào chứ không riêng gì nội tạng động vật.

(Nguồn: Tổng hợp theo WTT)

Thấy nội tạng động vật có màu này là chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn rồi, chị em chớ vì "tiếc của" mà hối không kịp Thấy nội tạng động vật có màu này là chắc chắn đã bị nhiễm khuẩn rồi, chị em chớ vì "tiếc của" mà hối không kịp Reviewed by Unknown on tháng 5 27, 2017 Rating: 5

Post AD