Header AD

Sau sinh, mẹ có nguy cơ giãn tĩnh mạch, chân như cột đình nếu không biết cách ngừa từ trong thai

Suy giãn tĩnh mạch khá phổ biến ở các mẹ mang thai và sau sinh. Việc điều trị bệnh này rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó các mẹ sau sinh lại là đối tượng nguy cơ của bệnh này do những sai lầm chăm sóc bản thân từ khi mang bầu.


Em có chị họ, sau sinh chị than phiền lúc nào cũng có cảm giác ngứa ran như kiến bò ở hai cẳng chân. Đêm đến nằm ngủ thì lúc nào cũng bị nóng hai chân râm ran, râm ran mãi cho đến khi vào nhà vệ sinh dội nước thì mới dịu. Từ sau sinh, chăm con ngủ chị bị mất sức, giờ lại thêm mấy triệu chứng này nữa nên người nhìn cằn cỗi hẳn. Mới đây chị thu xếp đi khám thì được biết đã bị suy giãn tĩnh mạch chân.

Đây là vấn đề khá phổ biến ở các mẹ sau khi sinh nhưng ít người quan tâm đến. Nhân đây em cũng xin nói luôn cho các mẹ biết thêm về bệnh này mà tránh rước vào thân chỉ vì không biết tí gì về bệnh nha:

Nguyên nhân của suy tĩnh mạch

Ban đầu, suy giãn tĩnh mạch xuất hiện dưới hình những mạng nhện đỏ hoặc xanh ở chân. Các tĩnh mạch cũng có thể bị phồng và sưng nằm dưới da và tạo thành những đường dài loằn ngoằn như những con sâu. Đó là do máu ở tĩnh mạch xuống bàn chân và bắp chân bị tắc nghẽn nó không thể chảy ngược trở lên mà bị mắc kẹt ở thấp và tạo thành những mạch máu biến dạng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch như kích thích tố, béo phì, di truyền hoặc do lối sống, cách sinh hoạt (chẳng hạn như đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài).

Tại sao mang thai lại dễ khiến mẹ bị suy giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, thành của tĩnh mạch sẽ mỏng hơn. Do đó, nó sẽ rất dễ bị giãn nếu kết hợp thêm nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, kích thước tử cung và trọng lượng ngày một tăng cũng tạo thành áp lực lớn tác động đến tĩnh mạch. Tất cả những điều này sẽ khiến máu ở tĩnh mạch không thể đến được tim và bị giữ lại ở chân và bàn chân.


Những hậu quả của suy giãn tĩnh mạch sau sinh rất khó lường nếu mẹ không kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Tốt nhất là mẹ nên khắc phục những sai lầm trong chuyện đi lại và sinh hoạt của mình từ trong thai kỳ.

Làm thế nào để ngừa suy tĩnh mạch từ trong thai kỳ

Có những việc rất đơn giản thế này mà mẹ nào cũng có thể làm được khi mang thai:

- Tránh lặp đi lặp lại một tư thế trong thời gian dài, nghĩa là hoặc đứng hoặc ngồi trong nhiều tiếng đồng hồ. Nếu làm được điều này mẹ sẽ giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn và giảm tắc nghẽn.

- Kiểm soát cân nặng khi mang thai: Không để tăng cân quá mức khi mang thai không chỉ giúp mẹ ngừa được bệnh suy giãn tĩnh mạch sau sinh mà còn giúp mẹ ngừa được bệnh tiểu đường khi mang thai, giảm các biến chứng thai sản nguy hiểm.

- Đừng bao giờ ngồi bắt chéo chân quá lâu khi mang thai vì nó sẽ làm tắc nghẽn các thành mạch máu, tăng áp lực lên đôi chân.

- Giảm ăn mặn: Ăn quá mặn sẽ làm tăng nguy cơ sưng phù và giãn tĩnh mạch nhiều hơn nữa nha các mẹ!

Sau những kiêng cữ, đây là những điều mẹ bầu cần làm:

- Nằm nghiêng bên trái khi mang thai sẽ giảm áp lực đến tử cung và tĩnh mạch. Tốt nhất nên nằm với gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu.

- Mang giày bệt, đế thấp để giảm tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch.

- Ăn những thực phẩm giúp cơ thể dễ tiêu hóa sẽ giúp mẹ không phải đối mặt với tình trạng táo bón, vừa ngừa được nguy cơ bệnh trĩ vừa giúp mẹ không bị giãn tĩnh mạch sau khi sinh.

Tuy nhiên, nếu đã làm mọi cách mà vẫn bị giãn tĩnh mạch khi mang thai thì có thể mẹ sẽ mất một thời gian sau hậu sản mới thuyên giảm, thậm chí một số mẹ phải đối mặt với những rắc rối lâu dài của bệnh này. Do đó ngay thì thấy dấu hiệu nghi ngờ thì tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay nhé!

Theo WTT
Sau sinh, mẹ có nguy cơ giãn tĩnh mạch, chân như cột đình nếu không biết cách ngừa từ trong thai Sau sinh, mẹ có nguy cơ giãn tĩnh mạch, chân như cột đình nếu không biết cách ngừa từ trong thai Reviewed by Unknown on tháng 5 23, 2017 Rating: 5

Post AD