Header AD

Rèn bé sinh hoạt điều độ, tránh khóc đêm, bú đúng giờ, đúng bữa nhờ những biện pháp đơn giản này

Rèn bé vào một lịch sinh hoạt thường xuyên về giờ giấc ngủ nghỉ, cho ăn, và các hoạt động khác có thể làm cho cả bạn và bé cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng bắt đầu như thế nào? Dưới đây là bảy hướng dẫn tuyệt vời cho việc thiết lập một thói quen.



1. Giúp bé tập thói quen đi ngủ sớm

Một khi bạn thiết lập giờ giấc lên giường hiệu quả, thói quen trong ngày sẽ cũng đâu ra đấy, theo Tanya Remer Altmann, một bác sĩ nhi khoa và biên tập chính của The Wonder Years: The Wonder Years: Helping Your Baby and Young Child Successfully Negotiate the Major Developmental Milestones. (Giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đàm phán thành công các cột mốc phát triển chính.)

Và cách dễ nhất để thiết lập một giờ ngủ cố định là bắt đầu với một thói quen trước khi đi ngủ mà bạn và em bé của bạn có thể thực hiện hằng đêm.

\"Những thói quen trước giờ ngủ là điều quan trọng nhất cần làm khi muốn thiết lập một lịch sinh hoạt\", Altmann nói. "Bạn không thể thành công ngay trong vài tháng đầu tiên, nhưng bạn có thể bắt đầu vào khuôn khổ trong khoảng 2 tháng".

Altmann nói một cách đơn giản như: tắm nước ấm, thay đồ ngủ, cho ăn, sau đó tắt đèn phòng. Sẽ tốt nếu cho cho bé ăn và ru bé ngủ trong những tháng đầu, Altmann nói, nhưng khi bé khoảng 3 hoặc 4 tháng, bạn có thể thử để bé trên giường khi vẫn còn tỉnh táo để bé học cách tự ngủ.

2. Dạy cho con bạn sự khác biệt giữa ngày và đêm

Thời gian đầu, nhiều trẻ lẫn lộn giữa ngày và đêm, bé ngủ giấc dài trong ngày, chỉ thức nhiều hơn khi mặt trời lặn. Giúp bé học cách nhận biết ngày và đêm là một bước đầu tiên quan trọng để hình thành một thói quen hiệu quả.

 Amy Shelley, mẹ của Alex, 8 tháng tuổi, khuyên rằng: "Trong ngày, giữ cho nhà cửa nhiều ánh sáng và ngược lại vào ban đêm: Để ánh sáng mờ và giữ nhà yên tĩnh. Đừng nói chuyện với bé nhiều khi cho bé ăn đêm. Hãy để bé biết đêm là để ngủ và ban ngày là giao tiếp và chơi đùa".

3. Học cách đọc các tín hiệu của bé.

Các trang web, sách vở, bác sĩ nhi khoa, và các phụ huynh khác đều có thể giúp đỡ bạn tìm ra một lịch sinh hoạt phù hợp cho bé. Nhưng con bạn mới là quan trọng, vì chính bé sẽ cho bạn biết những gì bé cần - nếu bạn học cách đọc các tín hiệu của bé.

\"Khi cha mẹ dành thời gian với con, họ sẽ biết phải làm gì khi dành thời gian cho bé\". Bản năng \"Từ việc học tính khí bé và làm những gì thích hợp với bé,\" theo bác sĩ nhi khoa Daniel Levy, chủ tịch Học viện Nhi khoa Mỹ và trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa nhi tại Đại học Maryland.

Bà mẹ Liana Scott chia sẻ quan tâm nhiều hơn đến Keaton, 9 tháng tuổi đã giúp cô dự đoán nhu cầu của bé, và làm cho cuộc sống của cả hai dễ dàng và thú vị hơn.

"Bây giờ tôi có thể biết lúc nào cần cho bé ăn trước khi bé quá đói và đưa bé đi ngủ trước khi bé quá mệt và gắt ngủ", Scott nói. Học những gì bé muốn và cần thì đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Nhưng bạn sẽ thấy khuôn khổ xuất hiện theo thời gian. Và nếu bạn ghi lại thời gian bé ngủ, ăn, chơi,..v...v trong sổ tay hoặc trên máy tính, bạn có thể sử dụng dữ liệu này để xây dựng một thời gian biểu.


4. Ở bước khởi đầu, ưu tiên lịch sinh hoạt theo bé

Nếu bạn đang muốn khuyến khích bé tuân theo một lịch trình hoặc quan sát bé để tìm ra một thói quen, hãy cố ưu tiên thực hiện quá trình này một cách nghiêm túc ít nhất trong vài tuần đầu. Tránh gián đoạn hay sai lệch thói quen với mục tiêu ban đầu vì các kỳ nghỉ, các bữa ăn trên đường đi, đi chơi mà bỏ qua cả giấc ngủ ngắn ban ngày..v..v. Một khi bạn đã thiết lập được một khuôn khổ cho thời gian bé ngủ, thức, và ăn, thay đổi mọi thứ chỉ trong một buổi chiều không có nghĩa là xóa bỏ rồi tập lại các thói quen của bé. Nhưng tốt nhất vẫn nên giữ lịch trình sinh hoạt của bé càng ổn định càng tốt trong khoảng thời gian bé đang tập làm quen với nó.

5. Mong đợi những sự thay đổi trong thời kỳ tăng trưởng và cột mốc quan trọng

Con bạn lớn rất nhanh trong năm đầu tiên. Bé gần như tăng gấp ba lần trọng lượng của mình so với lúc mới sinh và đạt được một số kĩ năng quan trọng như ngồi, bò, thậm chí đi bộ. Trong thời kỳ tăng trưởng hoặc khi bé sắp vượt qua một mốc phát triển mới, không có gì là đáng ngạc nhiên nếu bé trệch ra khỏi những thói quen thông thường của mình. Bé có thể đói bụng hơn bình thường, cần ngủ nhiều hơn, hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm. Khi đó - bé của bạn có thể trở lại đúng lịch sinh hoạt trong thời gian ngắn, hoặc đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải điều chỉnh thói quen của bạn.

6. Điều chỉnh lịch trình của bé cho phù hợp với độ tuổi của bé

Khi bé lớn lên, bé sẽ cần ít giấc ngủ ngắn ban ngày và nhiều thời gian chơi hơn. Bé cũng sẽ cần phải ăn thức ăn đặc hơn - đầu tiên chỉ một lần một ngày, nhưng sau đó là nhiều lần trong ngày. Khi những thay đổi về mặt phát triển xảy ra, thay đổi lịch trình của bé là điều tốt. Tìm hiểu về những cột mốc quan trọng và kiểm tra ra lịch trình sinh hoạt mẫu của chúng tôi dành cho trẻ em ở mọi lứa tuổi có thể giúp bạn có câu trả lời.

7. Đừng mong đợi sự hoàn hảo

Một số lịch sinh hoạt do cha mẹ lãnh đạo kỳ vọng rằng thói quen của bé sẽ luôn luôn chạy chính xác như đồng hồ. Và mặc dù trẻ thực hiện chúng một cách nhất quán, bạn có thể mong đợi những thay đổi từ ngày này sang ngày khác và khi bé lớn hơn. Đôi khi, vì lý do gì đó, bé sẽ muốn bỏ qua một giấc ngủ ngắn, ăn thêm bữa phụ, thức dậy sớm hơn..v..v. Và những kỳ nghỉ, anh chị em, hẹn hò với bạn bè và gia đình, những công việc lặt vặt bạn cần phải thực hiện, và các yếu tố khác, tất cả sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn cùng với bé.Thay đổi một chút cũng không sao, miễn là em bé của bạn được đầy đủ trong giấc ngủ, chơi đùa, ăn uống, chăm sóc và yêu thương để phát triển.

Theo Webtretho.vn

Rèn bé sinh hoạt điều độ, tránh khóc đêm, bú đúng giờ, đúng bữa nhờ những biện pháp đơn giản này Rèn bé sinh hoạt điều độ, tránh khóc đêm, bú đúng giờ, đúng bữa nhờ những biện pháp đơn giản này Reviewed by Unknown on tháng 5 22, 2017 Rating: 5

Post AD