Header AD

Ở bệnh viện người ta bật điều hòa theo các mẹ và trẻ sơ sinh này, các chị nhìn mà học tập nhé !

Em có cô bạn mới sinh con. Thời tiết đầu hè mà oi nóng quá khiến cả hai mẹ con bức bối, lúc nào cũng trong tình trạng mồ hôi đầm đìa. Những lúc thấy nóng nực quá, muốn bật điều hòa cho mát mẻ thì mẹ chồng một mực không cho bật vì sợ hơi lạnh điều hòa làm cháu dễ bị viêm họng, mẹ sau sinh cũng không nên ngồi điều hòa nhiều vì sợ lạnh.



Hôm em sang thăm hai mẹ con nhà nó, thấy nó khóc sướt mướt bảo sao đẻ xong khổ quá thế này? Ăn uống thì kiêng khem, người lúc nào cũng nhớp nháp vì không được tắm gội thoải mái.

Thấy thương nó quá, em về tìm mấy cuốn sách, báo, tạp chí chia sẻ cách sử dụng điều hòa đúng cách và bảo nó rải khắp nơi trong nhà, chủ ý để cho mẹ chồng nó vô tình đọc được mà hiểu rằng: trẻ sơ sinh và bà mẹ đang thời gian kiêng cữ hoàn toàn có thể dùng được điều hòa.

Ngay hôm sau, cô bạn gọi điện cho em giọng vui mừng khôn xiết kể chuyện mẹ chồng cô ấy đã thông suốt, cho phép 2 mẹ con dùng điều hòa. Từ đó, con đỡ quấy khóc, mẹ khỏe cả người.

Em cũng không quên nhắc bạn việc dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh cần lưu ý một số điều vô cùng quan trọng để con khỏe mạnh, không bị viêm họng như lo lắng của mẹ chồng cô ấy:


- Nhiệt độ lý tưởng: Trẻ sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn vì vậy rất dễ bị nhiễm lạnh nếu mẹ để nhiệt độ điều hòa quá thấp. Đặc biệt khi con ngủ say, thân nhiệt giảm nhanh dẫn đến dễ bị viêm họng, sốt, tiêu chảy. Vì vậy, nhiệt độ điều hòa trong phòng mẹ nên để khoảng 27-28 độ C là hợp lý. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ.

- Không cho trẻ nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút.

- Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Trước khi đưa bé vào phòng bật điều hòa, mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé và để nhiệt độ trong phòng giảm dần xuống ở nhiệt độ 27-28 độ C.

Khi mẹ muốn cho bé ra ngoài, mẹ tắt điều hòa, mở cửa phòng cho bé đứng vài phút để quen với môi trường xung quanh rồi mới cho bé ra ngoài. Mẹ cũng nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.

– Không cho điều hòa chĩa thẳng vào chỗ bé nằm: Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

– Đuổi không khí tù đọng: Mỗi ngày, ít nhất bạn phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón nhiều nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

– Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ. Mẹ nên cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì cho bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.

– Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

– Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng: Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ 1-2 tuần, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thông khí.

Theo Webtretho.vn

Ở bệnh viện người ta bật điều hòa theo các mẹ và trẻ sơ sinh này, các chị nhìn mà học tập nhé ! Ở bệnh viện người ta bật điều hòa theo các mẹ và trẻ sơ sinh này, các chị nhìn mà học tập nhé ! Reviewed by Unknown on tháng 5 27, 2017 Rating: 5

Post AD