Những LỖI LỚN khi mẹ cứ chăm chăm thực hiện chế độ “ăn vào con không vào mẹ”, hãy vì con đừng vội lo VÓC DÁNG mẹ nhé!
“Việc hạn chế ăn tinh bột trong thời kỳ mang thai để không béo mẹ là không đúng. Giai đoạn có bầu , các bà mẹ vẫn cần phải cung cấp đầy đủ 3 chất: đạm, đường và béo”, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cho biết.
“Việc hạn chế ăn tinh bột trong thời kỳ mang thai để không béo mẹ là không đúng. Giai đoạn có bầu , các bà mẹ vẫn cần phải cung cấp đầy đủ 3 chất: đạm, đường và béo”, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cho biết.
Chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp luôn là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm, đặc biệt vấn đề đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh mà mẹ không tăng cân quá nhiều.
Với kinh nghiệm hàng chục năm làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ chia sẻ những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai để “vào con mà không vào mẹ” dưới đây:
Cân nặng trung bình cần tăng khi mang thai
Trung bình người không béo, không gầy cần tăng khoảng 20% cân nặng so với trước khi mang thai. Để có thể tính được số cân nặng chuẩn cần tăng khi mang thai của mình, các bà mẹ cần phải dựa vào chỉ số BMI= cân nặng (kg)/(chiều cao (m)*chiều cao(m)).
Nếu bà mẹ trước khi mang thai hơi béo, (tức là chỉ số khối cơ thể BMI 25 trở lên) chỉ cần tăng 15% so với cân nặng trước khi mang thai. Còn bà mẹ gầy (tức là BMI dưới 18,5) cần tăng khoảng 25% cân nặng so với trước khi mang thai.
Bà mẹ béo và gầy sẽ có những nhu cầu tăng cân khác nhau. Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ mang thai sẽ khác hơn nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ bình thường. Tuy vậy, các bà mẹ cũng không thể tăng gấp đôi so với nhu cầu.
Dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai
– Giai đoạn 1 (3 tháng đầu mang thai): Các bà mẹ không cần nhiều năng lượng, chỉ cần tăng khoảng 50 calo – năng lượng này không nhiều bằng năng lượng cung cấp từ nửa quả chuối trung bình.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các bà mẹ cần phải đảm bảo đủ chất đạm chuẩn và những vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt như axit folic, sắt, kẽm và các vi chất khác. Trong đó, axit folic cần phải đảm bảo đủ dự phòng dị tật ống thần kinh thai nhi và đảm bảo đủ dinh dưỡng phân chia hình thành tổ chức của tế bào thai nhi được tốt.
Các bà mẹ cần phải đảm bảo dinh dưỡng cần thiết trong quá trình mang thai.
– Giai đọan 2 (3 tháng giữa): Nhu cầu các bà mẹ cũng chỉ cần tăng khoảng 220 calo một ngày, còn chất đạm cũng cần tăng 10-19 gram một ngày so với bình thường nhưng vẫn cần phải đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng.
Bà mẹ vẫn phải uống viên đa vi chất dinh dưỡng cho bà bầu, kèm theo chế độ ăn thêm như lưng bát cơm, một quả trứng hoặc 30 gram thịt cộng thêm 1-2 cốc sữa bà bầu. Như vậy các bà mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
– Giai đoạn 3 (3 tháng cuối): Bà mẹ cần đảm bảo năng lượng 360 calo/ngày. Đồng thời, các bà mẹ ăn thêm khoảng 20 gram chất đạm cho một ngày. Ngoài ra, các vi chất dinh dưỡng từ sắt, canxi, axit folic, kẽm cũng như các vi chất khác cũng đảm bảo đủ suốt thời kỳ mang thai.
Đặc biệt, 3 tháng cuối thai nhi phát triển rất nhanh, bà mẹ chú ý phải ăn đủ, uống đủ viên đa vi chất để con khỏe mạnh.
Ngoài ra, 3 tháng cuối cần phải xét nghiệm máu. Nếu thiếu máu, các bà mẹ cần uống viên đa vi chất bà bầu và uống thêm 2-3 viên sắt axit folic/ tuần để giải quyết vấn đề thiếu máu bởi nhu cầu sắt ở 3 tháng cuối thai kỳ tăng nhanh. Hiện nay nhiều bà mẹ chỉ uống viên đa vi chất để cải thiện vấn đề thiếu máu tuy nhiên cũng cần bổ sung lượng sắt nhiều hơn trong 3 tháng cuối.
Những sai lầm về chế độ ăn uống của các bà mẹ mang thai để “vào con mà không vào mẹ”:
– Tuyệt đối không ăn tinh bột
Nhu cầu của bà mẹ mang thai về chất đạm chiếm 13-15% năng lượng khẩu phần, chất béo là 25% -30%, còn gluxit khoảng từ 55-60% năng lượng khẩu phần. Nhiều bà mẹ mang thai kiêng tuyệt đối ăn tinh bột vì sợ béo là không đúng, trong giai đoạn có bầu vẫn cần phải cung cấp 3 chất: đạm, đường và béo.
– Hạn chế uống sữa bầu và nước ép
Hạn chế uống sữa bầu và nước ép trong thời gian mang thai vì sợ béo mẹ cũng là quan niệm hoàn toàn sai. Sữa bầu cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ canxi đến đạm chuẩn và các vi chất dinh dưỡng. Bà mẹ sợ béo nên bớt ăn cơm, bớt dùng đường ngọt và nên uống nước ép không đường, đảm bảo tổng lượng chất đường vừa phải.
– Uống sữa từ các loại hạt thay sữa bà bầu
Những bà mẹ mang thai không có đủ điều kiện kinh tế hoặc không uống được sữa bà bầu có thể uống các loại sữa từ các loại hạt (chú ý: hạt đậu xanh, đậu nành mới có nhiều chất đạm và chất béo cũng như canxi). Tuy nhiên, các vi chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, sắt trong sữa từ các loại hạt không thể đủ như sữa công thức. Về tính ưu Việt cũng như mặt dinh dưỡng, sữa bà bầu vẫn tốt hơn cho các bà mẹ mang thai.
– Cân nặng của con con – thấp không quan trọng
Các bà mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để con sinh ra khoảng 3kg. Ở thế giới không khuyến khích các bà mẹ sinh con trên 3,6kg. Nếu con tăng nhiều cân quá sẽ dẫn đến khó sinh hay béo phì, sau này dễ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch. Còn con gầy quá cũng dễ bị suy dinh dưỡng sau này.
Theo Khám phá
Những LỖI LỚN khi mẹ cứ chăm chăm thực hiện chế độ “ăn vào con không vào mẹ”, hãy vì con đừng vội lo VÓC DÁNG mẹ nhé!
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 18, 2017
Rating:
Post a Comment