Em suýt mất con chỉ vì xem thường hiện tượng phù chân tay khi mang thai.
Em năm nay 30 tuổi khi mang bầu bé thứ hai được 7 tháng thì em có các dấu hiệu như phù nề bàn chân và mắt cá chân. Lúc đầu em cũng chẳng để tâm vì nghĩ đó là dấu hiệu bình thường của các bà bầu vào những tháng cuối thai kì, lúc sinh bé đầu em cũng bị như thế.
Đến tháng thứ 8 khi cơ thể có các biểu hiện như tiêu chảy, đau bụng và mệt mỏi, buồn nôn kéo dài em mới đi khám. Tại đây sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận em bị suy thận cấp trong thai kỳ vì lượng ure, creatinin trong máu của em tăng cao.
Em được chỉ định phải nhập viện gấp để điều trị nếu không thì nguy cơ suy thai và sinh non thậm chí tử vong là rất cao. Sau hơn một tháng điều trị thì hiện tại tình trạng sức khỏe của hai mẹ con em đã ổn định.
Theo như các bác sĩ phân tích thì bệnh suy thận cấp trong thai kỳ là sự suy giảm chức năng thận đột ngột xảy ra trong những tháng của thời kỳ có thai với các biểu hiện cũng giống như suy thận cấp ở các đối tượng khác như thiểu niệu, vô niệu, mức lọc cầu thận giảm, xét nghiệm thấy ure, creatinin máu tăng cao và các triệu chứng của nguyên nhân gây suy thận như sốc, nhiễm khuẩn, sỏi niệu quản…
Phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể kèm theo các đặc điểm sự phát triển của thai nhi dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tật nếu không được chăm sóc và phòng tránh hiệu quả. Trong đó, theo thống kê có tới khoảng 20% số người bệnh suy thận cấp là đối tượng phụ nữ mang thai.
Thông thường bệnh suy thận cấp trong thai kì nếu như được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh hoàn toàn có thể khỏi được. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tái phát và không có dấu hiệu phục hồi thì sản phụ có nguy cơ suy thai, sinh non, tăng huyết áp, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm thận mãn tính là điều không thể tránh khỏi. Đặt biệt mọi bà bầu đều cần phải hết sức lưu tâm tới căn bệnh này vì tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh lên tới hơn 50%.
Những nguyên nhân gây suy thận cấp ở thai phụ:
Có 3 nguyên nhân chính được xác định gây nên bệnh suy thận cấp thai kỳ, bao gồm:
1.Nguyên nhân do mất dịch hoặc mất máu
Ở rất nhiều phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng bị ốm nghén với biểu hiện nôn nhiều. Bình thường, nếu là nôn khan, nôn ít gây mất nước với lượng nhỏ thì có thể bổ sung hàng ngày cũng đủ để đảm bảo lượng nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, ở những trường hợp bị nôn mửa quá nhiều dẫn đến mất nước, từ đó gây khó khăn cho việc thực hiện chức năng lọc của thận dẫn đến bị suy yếu và gây ra bệnh suy thận cấp.
Bên cạnh đó, các vấn đề khác gặp phải ở thai phụ như chứng rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn,.. gây ra tình trạng mất dịch, mất máu dẫn đến tụt huyết áp, suy thận cấp ở thai phụ hay gặp nhất khi sinh nở.
Nguyên nhân mất máu bao gồm vỡ t‚ử c‚u‚n‚g, đờ t‚ử c‚u‚n‚g, rối loạn đông máu… không được hoặc không thể bù đắp kịp thời. Các nguyên nhân khác như sốt xuất huyết, chảy máu tiêu hóa… cũng có thể làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới giảm mức lọc cầu thận ở thai phụ tuy có ít gặp hơn.
2.Nguyên nhân gây huyết khối vi mạch thận
Huyết khối vi mạch thận là tình trạng bị tắc vi mạch thận làm giảm chức năng lọc thải của cơ quan này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng là do chứng ban xuất huyết giảm tiểu cầu , hội chứng tan huyết có tăng ure máu, tăng men gan,... xảy ra ở những tháng cuối của thai kỳ. Thêm vào đó có thể là do nguyên nhân tắc mạch nước ối - nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tắc mạch ối gây ra rất nhiều mối nguy hiểm như làm suy tuần hoàn cấp, hoại tử ống thận, vỏ thận cấp, t‚ử c‚u‚n‚g khi đẻ, thai chết lưu. Xét về tổng thể, nguyên nhân tắc vi mạch thận chính là nhóm nguyên nhân hay gặp và gây ra hiệu quả nặng nề nhất cho người bệnh so với 2 nhóm nguyên nhân còn lại.
3.Các nguyên nhân khác
Đó có thể là do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong thời kỳ mang thai cũng dễ gây ra bệnh suy thận cấp. Tình trạng viêm nhiễm thường xảy ra ở đài bể thận với các biểu hiện như sốt cao, tiểu buốt, tiểu máu ở người bệnh. Ở phụ nữ mang thai rất dễ gặp phải tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu gây nguy hiểm, có thể gây giảm tưới máu thận, hoại tử ống thận cấp, suy thận cấp.
Ngoài ra, bệnh còn có thể do nhiễm khuẩn E.coli do ở thời kỳ mang thai, sự lớn dần lên của thai nhi sẽ gây một sự chèn ép đáng kể lên hệ thống thận - tiết niệu, nhất là niệu quản, bàng quang khiến cho nhiều trường hợp lưu thông nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang bị cản trở. Khi nước tiểu bị ứ đọng lại sẽ gây giãn và tăng áp lực đài bể thận làm giảm mức lọc cầu thận và tiến triển dần lên suy thận.
Do các dấu hiệu bệnh rất mơ hồ và khá giống với các hiện tượng thai nghén của phụ nữ mang thai nên mọi người thường hay lầm tưởng và chủ quan không đi khám. Bệnh suy thận cấp trong thai kỳ nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy thận mạn tính, phù phổi, biến chứng tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, nhiễm trùng … đặc biệt có khả năng tử vong cao.
Dấu hiệu nhận biết suy thận cấp trong thai kì
- Giảm lượng nước tiểu
- Phù nề chân, mắt cá chân
- Mệt mỏi, khó thở, buồn nôn và đau bụng
- Nồng độ creatinin, ure huyết tương,… cao.
Để phòng tránh bệnh suy thận trong thai kì :
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì.
Trong suốt quá trình mang thai thì cần theo dõi huyết áp, hiện tượng phù chi dưới, chức năng của gan,thận, protein niệu.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, phòng tránh nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa.
Phòng và điều trị tốt những tai biến sản khoa sau khi sinh nở
Theo WTT
Em suýt mất con chỉ vì xem thường hiện tượng phù chân tay khi mang thai.
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 23, 2017
Rating:
Post a Comment