Dây rốn quấn cổ có “bóp nghẹt” thai nhi hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định SỐNG CÒN của mẹ bầu
Có đến 30% em bé chào đời với tràng hoa quấn cổ. Đây là một trường hợp khá phổ biến trong các ca mang thai và sinh nở. Nhiều người bảo đó là chuyện thường vì phần lớn các bé đều lọt lòng bình an, khỏe mạnh. Tuy nhiên, tràng hoa quấn cổ lại là nguyên nhân gây tử vong sơ sinh hàng đầu nên các mẹ không thể chủ quan được đâu nghen!
Có đến 30% em bé chào đời với tràng hoa quấn cổ. Đây là một trường hợp khá phổ biến trong các ca mang thai và sinh nở. Nhiều người bảo đó là chuyện thường vì phần lớn các bé đều lọt lòng bình an, khỏe mạnh. Tuy nhiên, tràng hoa quấn cổ lại là nguyên nhân gây tử vong sơ sinh hàng đầu nên các mẹ không thể chủ quan được đâu nghen!
Em có biết 2 trường hợp mẹ mang thai con bị dây rốn quấn cổ:
– Một người là bạn hồi phổ thông của em. Mẹ ấy mang thai 32 tuần, siêu âm con nặng 2,1kg, ngôi thai chưa ổn định và bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Lúc siêu âm bác sĩ phát hiện ra thì người bạn em đã sưng phù hết cả vì có dấu hiệu nhiễm độc thai kỳ. May mà bác sĩ khi ấy đã chỉ định cho mổ gấp, lấy thai ra nên kịp cứu mạng cả hai mẹ con dù thằng bé sinh ra thực sự chỉ được có 1,8kg.
– Một người khác nữa là chị họ bên chồng nhà em. Chị này thai đã sắp tới ngày sinh rồi, em bé bị dây rốn quấn cổ mà không hay biết gì dù đi siêu âm rất đều đặn theo lời bác sĩ. Đến lúc chị sắp đến ngày sinh, thấy bụng êm êm, nghi con không còn đạp nên đi khám thì mới phát hiện ra tim thai đã ngưng, chết lưu. Tội nghiệp chị, muộn con, cố gắng siêu âm đều mà chẳng hiểu sao bác sĩ không nói gì cho biết. Đến lúc nghi ngờ thì mọi chuyện đã muộn mất. Lúc nhìn trong tập hồ sơ bệnh án của con thấy ghi rõ con nặng 3,3kg mà chị khóc điếng cả người.
Em kể các mẹ 2 câu chuyện mà chính em đã được nghe từ những người thân nhất để các mẹ hiểu ra rằng chuyện dây rốn quấn cổ có thể là bình thường nhưng cũng rất có thể sẽ lấy đi mạng sống của thai nhi dù là cận ngày sinh nhất. Chính vì vậy các mẹ phải phân biệt được mình rơi vào trường hợp nào, con bị quấn cổ ở mức độ ra sao, thai nhi có bị đe dọa không để mà còn kịp xử lý ngay nha! Trường hợp, con bị quấn cổ mà bác sĩ không nói gì thì tốt nhất các mẹ nên chủ động hỏi. Như thế sẽ giúp họ để ý kỹ càng hơn, nhất là khi có thông báo nhịp tim thai bất thường.
Thực ra gọi tràng hoa quấn cổ cho nó văn vẻ, mĩ miều thế thôi, thực chất là bé bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn là trung gian truyền oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Dây rốn hoạt động tốt thì sẽ đảm bảo được mạng sống của bé. Nó có đường kính dài khoảng 1-2 cm; chiều dài trung bình khoảng 56cm và dài hoặc ngắn hơn tùy theo mỗi bé, thậm chí có bé dài đến 100cm. Và tất nhiên, dây rốn bé càng dài thì nguy cơ quấn cổ sẽ càng cao.
Bình thường dây rốn sẽ được cắt sau khi bé chào đời và để lại cuống rốn ở ở bụng bé. Sau 10-21 ngày, dây rốn này sẽ khô và tự rụng đi, để lại cái rốn vĩnh viễn trên bụng bé. Nhưng đôi khi trong một số trường hợp, dây rốn sẽ đứt sớm hơn và điều đó sẽ khiến bé rất dễ ngạt, dẫn đến chết lưu. Số khác có thể bị dây rốn quấn cổ vì quậy cựa quá nhiều trong bụng mẹ. Mức độ nguy hiểm của những trường hợp dây rốn quấn cổ sẽ phụ thuộc vào mức độ quấn. Thường nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng… và 3 tháng cuối thai kỳ là dễ bị nhất.
Dưới đây là những cách xử lý khi phát hiện con bị dây rốn quấn cổ:
Khi phát hiện dây rốn quấn cổ: Không nhất thiết phải mổ ngay lập tức cho tất cả mọi trường hợp bị dây rốn quấn cổ. Bởi vì trong nhiều ca như vậy, các bé vẫn được sinh thường và an toàn. Hoặc một số trường hợp quấn cổ nhẹ, em bé trong bụng mẹ sẽ tự biết cách để gỡ dây rốn cho mình. Tuyệt đối không tự dùng tay xoa để gỡ dây rốn vì đó là cách làm phản khoa học, có thể kích thích t‚ử c‚u‚n‚g co thắt dữ dội và đe dọa đến an nguy của bé. Một số mẹ bảo tối đi ngủ bò 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ quanh giường sẽ gỡ được dây rốn cho bé. Tuy đây là cách khoa học chưa thể khẳng định nhưng có thể do mẹ vận động như vậy mà thai nhi sẽ có thể để tự gỡ dây rốn. Mặc dù vậy, các bác sĩ cũng không khuyến khích các mẹ chủ quan tin theo cách này để từ chối việc đi khám thai. Có rất nhiều nguy cơ khác như nhiễm độc thai, một trường hợp nguy hiểm mà nhất định mẹ phải đi khám để được chỉ định xử lý cứu thai.
Trong trường hợp dây rốn quấn cổ quá chặt khiến thai nhi bị thiếu oxy và làm cho các mạch máu trong dây rốn bị “nghiền nát” thì nguy cơ thiếu oxy có thể giết chết các bé trong thời gian ngắn.
Nếu siêu âm bác sĩ đã báo dây rốn quấn cổ thì tốt nhất nên giữ bình tĩnh, thư giãn để thai nhi dễ dàng tự tháo dây rốn. Song song đó, phải thường xuyên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để chắc chắn thai nhi luôn trong tình trạng tốt nhất cho đến khi sinh.
Nếu thấy thai máy bất thường phải báo cho bác sĩ để kiểm tra lại nhịp tim thai. Có thể chính những bất thường do dây rốn quấn cổ đã làm cho thai nhi thiếu oxy và dẫn đến tim thai bất thường. Trong trường hợp này, phần lớn thai đều được chỉ định mổ sớm để cứu sống.
Hy vọng các mẹ sẽ không để con mình phải là trường hợp dây rốn quấn cổ gây tử vong sơ sinh tiếp theo chỉ vì thiếu hiểu biết nhé! Chúc các mẹ “mẹ tròn con vuông”!
Theo WTT
Dây rốn quấn cổ có “bóp nghẹt” thai nhi hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định SỐNG CÒN của mẹ bầu
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 22, 2017
Rating:
Post a Comment