Con còi cọc không được hưởng sữa mẹ nếu mẹ cứ cố chấp khư khư giữ những suy nghĩ sai lầm như thế này
Một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của các mẹ khi chuẩn bị đi sinh là “sinh xong sữa có về không?” và hầu như mẹ nào khi đi sinh cũng mang theo một hộp sữa công thức để cho con bú trong lúc “chờ sữa về”.
Đến khi con chào đời, hành trình nuôi con bằng sữa mẹ vẫn luôn trắc trở do tác động từ những người xung quanh, từ quảng cáo trên TV hay báo chí, từ chính sự không tự tin của mẹ. Nhiều mẹ dù đã đọc sách, tìm hiểu kỹ và đầy quyết tâm nuôi con sữa mẹ nhưng cuối cùng vẫn “cho con dặm thêm một ít sữa ngoài vì mẹ ít sữa quá”.
Tại sao “từ lý thuyết đến thực hành” lại nhiều cản trở như vậy? Hãy cùng nhau tìm hiểu và giải đáp cho những ngộ nhận thường gặp về nuôi con sữa mẹ nhé.
1. Đâu phải ai cũng may mắn có sữa dồi dào, bắn tia rào rào như phun vòi
Đây là tâm lý đã ăn sâu vào tâm trí các mẹ, ai cũng nghĩ "hình như mình ít sữa" hơn người khác. Tâm lý này hoàn toàn dễ hiểu bởi mẹ nào cũng muốn con mình được bú nhiều sữa, được nuôi dưỡng tốt nhất nên mẹ lúc nào cũng cảm thấy mình có sữa chừng đó là chưa đủ, phải cần nhiều hơn cho con. Từ khi bé chưa ra đời thì mẹ đã có sự lo lắng này rồi và khi con chào đời thì sự lo lắng này còn nhân lên gấp bội. Nhưng các mẹ có biết rằng chỉ có 1-3% là ít sữa do nguyên nhân cơ địa, còn 97% số bà mẹ kia hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, nếu làm đúng. Làm đúng là làm như thế nào?
Không cho con bú bình trước 6 tuần tuổi. Con bú bình sớm sẽ hình thành khớp ngậm sai, khi chuyển sang bú mẹ sẽ không bú mút hiệu quả khiến con không đủ no, sẽ quấy khóc, mẹ thì giảm lượng sữa. Sữa non hoặc sữa mẹ hút ra (trong trường hợp mẹ và con không được ở cạnh nhau) thì cần cho uống bằng ly.
Tập cho con khớp ngậm đúng ngay từ khi bắt đầu bú mẹ.
Không phải là sữa chưa về, sự thật là từ tháng thứ 7 thai kỳ tới những ngày đầu sau sinh trong bầu vú là sữa non, do sữa non màu trong đậm đặc và có lượng nhỏ không nhiều như sữa già (vì dung tích dạ dày của bé mới sinh chỉ có vài ml nên đương nhiên cơ thể mẹ sẽ không tiết ra lượng sữa bằng cả một bình sữa rồi) nên ai cũng nghĩ là sữa chưa về. Sau 72 giờ thì sữa non mới bắt đầu chuyển qua sữa già, đúng thời điểm chuyển đổi đó thì ngực bị căng lại thêm ngộ nhận là bị tắc sữa, nhưng đây là cương sữa sinh lý. Khi chuyển qua sữa già thì lượng sữa sẽ nhiều nên người ta mới gọi là sữa về.
Hiểu được như vậy thì sau sinh, các mẹ hãy yên tâm da tiếp da với con, cho con mút bú mẹ thật nhiều để con nhận được đủ 72 giờ sữa non và mẹ cũng sẽ không bị “rắc rối” với hiện tượng cương sữa sinh lý, không bị tắc tia sữa.
3. Nhưng hút sữa mãi mà không thấy có sữa
Khi mới sinh thì hoàn toàn không nên hút sữa, chỉ có bé mới là "cái máy hút" hiệu quả nhất. Khi con bú mẹ đúng khớp ngậm sẽ có tác động kích thích tới những dây thần kinh ở quầng vú mẹ, tạo hóc-môn Prolactin và hóc-môn tiết sữa Oxytocin, nhờ đó lượng sữa sẽ dồi dào. Còn cái máy hút sữa chỉ có chức năng hút, chứ không hề kích thích tới quầng vú mẹ, cũng không mang lại cho mẹ cảm giác thân thiết, gần gũi mà ngược lại chỉ tạo cho mẹ cảm giác "đong đếm từng ml sữa", hầu hết là stress thêm mà thôi.
Do vậy, khi mới sinh, hoàn toàn không nên dùng máy hút sữa mà hút cũng không hiệu quả. Để có thể nuôi con sữa mẹ từ những giờ đầu tiên sau sinh một cách thành công, các mẹ cần phải da tiếp da và cho con bú ngay, nhưng quan trọng hơn, khi cho con bú phải đảm bảo khớp ngậm đúng.
Cho con bú là bản năng của mẹ, bú mẹ cũng là bản năng của con nhưng cả mẹ và con cần phải làm đúng ngay từ phút đầu, chứ không phải cứ đơn giản là "vạch ti cho bú" và rồi lại than là "sữa chưa về".
Con còi cọc không được hưởng sữa mẹ nếu mẹ cứ cố chấp khư khư giữ những suy nghĩ sai lầm như thế này
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 25, 2017
Rating:
Post a Comment