Header AD

Chỉ mất một phút để chặn đứng độc hại từ chiếc thớt gỗ, mẹo nhỏ mà có võ, các mẹ nhớ làm ngay tối nay đi

Chiếc thớt gỗ - một vật dụng mà bất cứ gia đình nào cũng phải dùng nhưng lại bị các nhà khoa học \'kết án\' là bẩn hơn 200 lần bồn cầu. Cái này thì khá lâu rồi nên chắc các mẹ đều đã nghe qua. Mới đây, dân mạng lại được phen xôn xao vì vụ cả gia đình (ở Trung Quốc) bị ung thư gan vì dùng thớt gỗ lâu năm không chịu thay. Nghe mà run hết cả người các mẹ ạ!


Chiếc thớt gỗ – một vật dụng mà bất cứ gia đình nào cũng phải dùng nhưng lại bị các nhà khoa học ‘kết án’ là bẩn hơn 200 lần bồn cầu. Cái này thì khá lâu rồi nên chắc các mẹ đều đã nghe qua. Mới đây, dân mạng lại được phen xôn xao vì vụ cả gia đình (ở Trung Quốc) bị ung thư gan vì dùng thớt gỗ lâu năm không chịu thay. Nghe mà run hết cả người các mẹ ạ!

Nhưng không thể không dùng thớt được và cũng không thể lần nào dùng cũng phải bỏ ra cả nửa tiếng để cọ rửa phải không các chị? Chính vì thế mà hôm nay em lên đây chia sẻ với các mẹ cách khử trùng thớt cực hay mà em mới biết.


Rất đơn giản thôi ạ, muốn hạn chế tác hại của thớt, các mẹ hãy khử trùng thớt bằng cách: hòa nước chanh với muối hột rồi tưới đều lên thớt, dùng vỏ chanh chà xát khắp bề mặt thớt. Sau đó rửa sạch và lau khô thớt bằng khăn mềm. Hoặc có thể rót giấm lên cả hai bề mặt thớt rồi dùng khăn lau khô.

Khi mới mua về, nên ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200g muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau. Trước khi sử dụng để cắt thực phẩm (chín) nên tráng thớt qua nước sôi. Còn sau đó hãy cọ rửa sạch với nước rửa bát và phơi ngoài nắng đến khi khô ráo mới cất. Nếu không thể phơi thớt ngoài nắng thì tối thiểu là phải để khô nước rồi mới cất vào vị trí của nó nhé!

Quan trọng nhất, các chuyên gia khuyên chị em sau 6 tháng sử dụng thì nên thay thớt 1 lần. Tuy nhiên, nếu thớt bị đen, ngả vàng, có mùi lạ hoặc quá nhiều mùn thì đó là lúc các mẹ phải thay thớt ngay lập tức!

Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

Nếu ai đang cảm thấy việc khử trùng thớt và thay thớt là không cần thiết thì hãy dành thêm vài phút để xem lí do dưới đây.

Nguyên nhân là vì khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.


Aflatoxin sẽ ảnh hưởng lên tế bào cơ thể dẫn đến gây quái thai, gây ung thư. Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan. Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên đến hơn 280 độ C (vì vậy biện pháp luộc nước sôi để khử trùng là hoàn toàn vô dụng).

Biết được điều này ròi, các mẹ hãy về khử trùng hoặc thay thớt nhà mình ngay hôm nay đi nhé! Nếu cứ bất chấp coi thường thì không nói trước được hậu quả sẽ đáng sợ thế nào. Hơn nữa, chỉ mất 1 phút để đảm bảo cho sức khỏe cả nhà thì quá xứng đáng phải không ạ? Chúc các mẹ thành công.
Theo WTT

Chỉ mất một phút để chặn đứng độc hại từ chiếc thớt gỗ, mẹo nhỏ mà có võ, các mẹ nhớ làm ngay tối nay đi Chỉ mất một phút để chặn đứng độc hại từ chiếc thớt gỗ, mẹo nhỏ mà có võ, các mẹ nhớ làm ngay tối nay đi Reviewed by Unknown on tháng 5 18, 2017 Rating: 5

Post AD