Header AD

Cách đếm cử động thai nhi để biết con trong bụng khỏe hay yếu, mẹ nào có bầu vào đây xem ngay nhé

Mẹ nào thấy thai nhi đã được 5 tháng mà chưa từng cảm thấy con cử động thì có thể là một dấu hiệu con đang thiếu oxy. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm đến con. Vậy nên nếu mẹ cảm giác có điều gì đó bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.



- Anh ơi, xem con đã biết đạp vào bụng em rồi. Nó đang chào bố mẹ đó! Anh ra chơi với con chút đi!

Chồng em hí hửng chạy ra xem, đưa tay sờ lên bụng vợ rồi yên lặng lắng nghe. Một lúc lâu lâu sau, anh ấy tiu nghỉu:

- Anh chẳng cảm nhận con đạp gì cả. Con ơi, bố gọi con trả lời đi nào...

Chắc có lẽ những cử động của con chưa đủ mạnh mẽ để bố có thể cảm nhận được. Còn với em lần đầu tiên cảm nhận được sự di chuyển của bé yêu trong bụng thì đó là cảm giác vô cùng kỳ diệu đó các chị ạ!

Hồi em cảm thấy con đạp lần đầu tiên là khi bé được khoảng 18 tuần tuổi. Có lẽ do em mang thai lần đầu nên cảm nhận được sự di chuyển của bé hơi muộn. Một số chị nhạy cảm sẽ cảm thấy bé đạp vào thời điểm sớm hơn đó ạ.

Chị em mình vẫn thường gọi chung những cử động của con trong bụng là bé đang đạp vào bụng mẹ. Tuy nhiên, hành đồng "đạp" ấy là cả một chuỗi những hoạt động di chuyển, tay chân đấm đá, những cử động của cơ thể như vặn vẹo và nhào lộn trong bụng mẹ. Ở những tuần thai nhi còn nhỏ thì mẹ khó cảm nhận được. Nhiều mẹ cảm nhận thai máy như con cá nguẩy đuôi, như bắp rang nổ, vì vậy rất nhiều người mẹ nhầm tưởng mình đói bụng, đầy hơi. Nhưng kể từ những cử động đầu tiên ấy, bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và chẳng bao lâu sau mẹ sẽ dễ dàng xác định được đâu là những cử động thai.

Các bé từ khi được 8 tuần tuổi đã bắt đầu biết cử động đó các chị bầu ạ. Tuy nhiên, vì con khi đó còn quá nhỏ nên cử động nhẹ quá làm mẹ không thể cảm nhận được. Mẹ phải chờ đến khi bé được tròn 4 tháng tuổi sẽ lần đầu có cảm giác thai máy. Việc cảm nhận cử động của thai nhi không chỉ phụ thuộc vào tuổi thai mà còn tùy thuộc lượng nước ối nhiều hay ít, thành bụng mẹ dày hay mỏng. Nếu mẹ nào mang bầu lần hai sẽ cảm nhận cử động của thai nhi tốt hơn mẹ có con đầu lòng.

Các chị bầu phải nhớ theo dõi nhịp đập của con thường xuyên nhé, bởi bé con gửi gắm ở đó rất nhiều thông điệp cho mẹ đó!

Từ tuần thai thứ 22 trở đi, mẹ sẽ cảm nhận rõ nét những cử động của thai nhi. Một ngày đêm có thể thai máy đến 130 lần. Mẹ sẽ thường cảm giác thai nhi sẽ cử động nhiều hơn vào buổi tối và buổi sáng.

Mẹ nào thấy thai nhi đã được 5 tháng mà chưa từng cảm thấy con cử động thì có thể là một dấu hiệu con đang thiếu oxy. Nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm đến con. Vậy nên nếu mẹ cảm giác có điều gì đó bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Các mẹ có thể dùng phương pháp đếm thai máy để biết chính xác tình hình sức khỏe của con. Phương pháp này nên tiến hành vào sáng sớm, buổi trưa và buổi tối mỗi ngày, đếm trong vòng 1 giờ đồng hồ, rồi cộng tổng số thai máy trong 12 giờ. Nếu trên 30 lần thì bình thường, nếu dưới 20 lần thì có thể thai nhi bị ngạt trong tử cung và dưới 10 lần thì mẹ đừng chủ quan, đó có thể là chỉ báo điều không may đang xảy ra với thai nhi. Các chị hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ nếu thấy điều bất thường để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có những phương án bảo vệ con tốt hơn nhé!

Theo WTT

Cách đếm cử động thai nhi để biết con trong bụng khỏe hay yếu, mẹ nào có bầu vào đây xem ngay nhé Cách đếm cử động thai nhi để biết con trong bụng khỏe hay yếu, mẹ nào có bầu vào đây xem ngay nhé Reviewed by Unknown on tháng 5 25, 2017 Rating: 5

Post AD