Header AD

Bé vẫn ngôi ngược ở tuần 37, mẹ lo lắng và bác sỹ đã làm cách này để xoay ngôi cho bé thành công

Những đứa trẻ vẫn ở ngôi ngược khi gần đến kỳ sinh nở gần như sẽ không tự quay đầu xuống dưới được. Vì thế nếu em bé của bạn vẫn quay mông xuống dưới ở tuần 37, bác sĩ có thể cố gắng để quay ngược đứa trẻ về vị trí đầu ở dưới, nếu phù hợp.



1. Em bé ở ngôi ngược (còn gọi là ngôi mông) có nghĩa là gì?

Khi em bé vào khoảng 8 tháng, sẽ còn không nhiều khoảng trống trong t‚ử c‚u‚n‚g. Đa số các em bé sẽ quay đầu xuống phía dưới, gọi là ngôi đầu, để nằm dễ dàng hơn. Nhưng nếu em bé của bạn ở ngôi ngược, có nghĩa là bé sẽ đi ra ngoài bằng mông hoặc chân.

Khi thời gian sinh nở gần kề (37 tuần hoặc hơn), gần 97% số em bé đã quay đầu xuống dưới. Hầu hết số còn lại là sinh ngược. (Trong những trường hợp hiếm gặp, đứa trẻ sẽ nằm ngang trong t‚ử c‚u‚n‚g người mẹ với vai, lưng, hoặc cánh tay ra ngoài đầu tiên – gọi là ngôi ngang.)

Có một số loại ngôi ngược, bao gồm ngược thẳng (mông ra đầu tiên, chân ở phía trên gần với đầu), ngược hoàn toàn (mông ra đầu tiên, chân vắt chéo kiểu Ấn Độ), hoặc ngược kiểu chân (một chân hoặc cả hai chân sẽ ra đầu tiên).

Thời điểm bắt đầu tam cá nguyệt thứ ba, bác sĩ có thể sẽ cho bạn biết vị trí của em bé bằng cách sờ vào bụng của bạn và xác định vị trí đầu, vai, và mông của em bé. Khoảng một phần tư số trẻ vẫn ở ngôi ngược vào thời điểm này, nhưng hầu hết sẽ tự quay đầu trong 2 tháng tới.

Nếu vị trí của em bé không rõ ràng khi kiểm tra ở tuần 36, bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra trong để cố gắng cảm nhận phần nào của em bé đang ở trong vùng xương chậu của người mẹ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để chắc chắn vị trí của em bé.

2. Nếu ở tuần 37, em bé vẫn ở ngôi ngược thì sao?

Những đứa trẻ vẫn ở ngôi ngược khi gần đến kỳ sinh nở gần như sẽ không tự quay đầu xuống dưới được. Vì thế nếu em bé của bạn vẫn quay mông xuống dưới ở tuần 37, bác sĩ có thể cố gắng để quay ngược đứa trẻ về vị trí đầu ở dưới, nếu phù hợp.

Thủ tục này được gọi là ngoại xoay thai (ECV). Bác sĩ sẽ tạo áp lực lên bụng bạn và thực hiện bằng tay việc xoay chuyển em bé quay đầu xuống dưới. (Nếu bác sĩ của bạn không có kinh nghiệm về việc này, họ sẽ giới thiệu bạn đến một người khác có kinh nghiệm.)

Ngoại xoay thai có khoảng 58% thành công trong việc xoay chuyển những đứa trẻ ở ngôi ngược (và 90% thành công nếu đứa trẻ nằm ở ngôi ngang.) Nhưng đôi khi đứa bé lại không chịu dịch chuyển hoặc có khi nó lại quay trở về vị trí ngôi ngược sau khi thực hiện ngoại xoay thai thành công. Ngoại xoay thai có khả năng thành công cao nếu đó không phải là con so.

Không phải tất cả mọi phụ nữ đều có thể thực hiện ngoại xoay thai. Nếu bạn mang thai đôi hoặc việc mang thai của bạn có biến chứng chảy máu hay bạn có quá ít nước ối, bạn sẽ không thể thực hiện được ngoại xoay thai. Và, tất nhiên, bạn cũng không thể thực hiện ngoại xoay thai nếu bạn chắc chắn sẽ phải mổ lấy thai – chẳng hạn bạn bị nhau thai tiền đạo, sinh ba, hoặc đã sinh mổ trước đó nhiều hơn một lần.

3. Thực hiện ngoại xoay thai như thế nào?

Ngoại xoay thai không phải là hoàn toàn không có biến chứng và một số phụ nữ cảm thấy nó rất khó chịu. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về những việc được và không được khi thực hiện ngoại xoay thai.

Những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, dù rằng nó là tương đối hiếm gặp. Ví dụ, ngoại xoay thai có thể làm nhau thai bong ra khỏi thành t‚ử c‚u‚n‚g, khi đó em bé phải được lấy ra ngay lập tức bằng việc mổ sinh. Nó cũng có thể làm giảm nhịp tim em bé, nếu nhịp tim không tự phục hồi nhanh chóng, em bé cũng phải được đưa ra ngoài ngay.

Vì những lý do trên, bác sĩ thực hiện ngoại xoay thai phải làm ở bênh viện với đủ trang thiết bị và có đội ngũ nhân viên sẵn sàng cho việc mổ cấp cứu nếu có biến chứng xảy ra. Bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn không được ăn hay uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm vào đêm trước khi thực hiện ngoại xoay thai, phòng khi cuối cùng bạn phải sinh mổ.

Khi thực hiện ngoại xoay thai, bạn sẽ được lấy máu và thực hiện truyền qua tĩnh mạch. Những phụ nữ có Rh âm có thể được tiêm globulin miễn dịch Rh trừ khi bố đứa trẻ cũng có Rh âm. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của em bé một lúc trước và sau ngoại xoay thai.

Bạn sẽ được siêu âm trước để kiểm tra vị trí của em bé, vị trí của nhau thai, và lượng nước ối. Siêu âm có thể được lặp lại sau khi thực hiện xong. (Một số bác sĩ thực hiện siêu âm trong suốt quá trình ngoại xoay thai.)

Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công cao hơn khi thực hiện ngoại xoay thai khi sử dụng thuốc giãn t‚ử c‚u‚n‚g.

4. Nếu em bé không quay đầu thì sẽ phải mổ lấy thai?

Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mẹ và bé. Bạn có thể vẫn sinh ngả â‚m đ‚ạ‚o với thai ngược nếu bạn mang thai đôi nếu đứa bé đầu tiên ở vị trí ngôi đầu còn đứa thứ hai thì không, hoặc nếu cuộc chuyển dạ của bạn đến quá nhanh đến nỗi bạn đến bệnh viện cũng vừa lúc sắp sinh.

Tuy nhiên, phần lớn những đứa trẻ vẫn ở ngôi ngược thì sẽ được sinh bằng cách mổ lấy thai. Một nghiên cứu quốc tế được xuất bản năm 2000 cho thấy sinh mổ định trước đem lại sự an toàn hơn cả cho những đứa trẻ đủ tháng ngôi ngược. Năm tiếp sau đó, Trường cao đẳng sản phụ khoa Mỹ (ACOG) lại đưa ra quan điểm về sinh thường đối với những đứa trẻ này.

Theo dõi lâu dài những đứa trẻ trong nghiên cứu này đã dẫn những nhà nghiên cứu đến việc nghi vấn kết luận này. Và những báo cáo khác gần đây khuyên rằng hầu hết phụ nữ có thai ngôi ngược vẫn có thể sinh ngả â‚m đ‚ạ‚o an toàn. Bao gồm những phụ nữ có xương chậu đủ rộng, những người bắt đầu sinh và tiến triển tốt, và những đứa trẻ đủ tháng hoặc ngôi ngược hoàn toàn và có cân nặng trung bình và không có bất thường nào qua siêu âm.

Dựa vào những nghiên cứu này, ACOG đã cho ra một thông cáo mới vào tháng 7 năm 2006. Lần này, họ lưu ý rằng một số phụ nữ có thể dự định sinh thường được. ACOG cảnh báo các bác sĩ phải có kinh nghiệm trong việc đỡ các ca sinh ngược (ngày càng ít có những bác sĩ như vậy) và phụ nữ mang thai phải hiểu biết được nguy cơ mà đứa trẻ ngôi ngược có thể gặp phải khi người mẹ sinh thường có thể là cao hơn khi sinh mổ.

Nếu một ca sinh mổ được định sẵn, cho hầu hết những phụ nữ có thai ngược, nó sẽ được lên kế hoạch sau 39 tuần. Để đảm bảo rằng em bé không thay đổi vị trí trong thời gian đó, bạn sẽ được siêu âm để chắc chắn vị trí của em bé ngay trước khi mổ.

Cũng có khả năng là bạn sắp sinh hoặc nước ối vỡ trước ca sinh mổ được định trước. Khi đó, hãy chắc chắn bạn sẽ gọi cho bác sĩ ngay và đến bệnh viện luôn.

Theo Webtretho.vn

Bé vẫn ngôi ngược ở tuần 37, mẹ lo lắng và bác sỹ đã làm cách này để xoay ngôi cho bé thành công Bé vẫn ngôi ngược ở tuần 37, mẹ lo lắng và bác sỹ đã làm cách này để xoay ngôi cho bé thành công Reviewed by Unknown on tháng 5 17, 2017 Rating: 5

Post AD