Đây chính là ổ vi khuẩn khủng khiếp đe dọa sức khỏe của cả gia đình vẫn ở bên chúng ta hàng đêm
“Tại sao ruột gối mới mua về rất nhẹ và phồng to, nhưng sau một thời gian nó lại nặng hơn và xẹp xuống vậy mẹ?”, đó là câu trả lời của con gái dành cho em khi 2 mẹ con đang ngồi thay áo gối tối qua. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại có nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe mà chúng ta chưa để tâm đến.
Sau khi nghe con gái hỏi vậy em đã nói “khi còn mới thì nó sẽ phồng xốp, đến lúc mình nằm lâu thì nó xẹp xuống”.
Con gái không chịu thua lại hỏi tiếp, “vậy sao nó lại nặng hơn lúc mình mới mua thế mẹ?”
Lần này thì em không biết phải trả lời sao, vì đúng là khi cầm cái gối cũ ta thường có cảm giác nặng hơn những cái mới mua rất nhiều, mặc dù trong quá trình sử dụng em đâu có để thêm ruột vào đâu?
Lúc này em cũng thấy khá bất ngờ và chỉ ú ớ trả lời cho qua, thế nhưng câu trả lời thật sự không thuyết phục được con gái và cả bản thân em cũng thấy không thuyết phục.
Và tối qua em không ngủ được các chị ạ, em cứ nghĩ mãi về câu hỏi của con và cũng là câu hỏi của em về những chiếc ruột gối mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày.
Thế rồi em quyết định đi tìm cho mình câu trả lời để có thể làm hài lòng con gái và thỏa mãn sự tò mò của em.
Em lên mạng tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề này và cuối cùng cũng đã tìm được. Để rồi em phải tá hỏa vì những sự thật liên quan đến món đồ mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày lại có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe.
Theo lý giải thì việc chiếc ruột gối bị nặng lên là lượng chất bẩn tích tụ lâu ngày do chúng ta không không vệ sinh chúng thường xuyên. Khi những chất bẩn tích tụ trong ruột gối sẽ trở thành môi trường sinh sôi và phát triển của rất nhiều vi khuẩn, vi trùng gây hại.
Nguyên nhân của tình trạng này là do ruột gối đã tích tụ nhiều mảng da chết từ người sử dụng. Đi kèm còn có nước mắt, nước mũi, mồ hôi, nước miếng và bụi bẩn trong phòng tích tụ lại trong thời gian dài khiến gối ẩm ướt và tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi và phát triển.
Đây cũng là nơi ẩn nấp của các siêu vi trùng nguy hiểm như MRSA, thủy đậu, vi rút cúm và cả bệnh phong… Thậm chí, một số gói còn chứa vi khuẩn Ecoli, gây tiêu chảy và các bệnh đường ruột.
Không những vậy, với điều kiện khí hậu nước ta là nhiệt đới nóng ẩm thì nguy cơ vi trùng ẩn nấp bên trong gối sẽ rất cao. Những loại vi khuẩn này có thể khiến bạn dễ nhiễm bệnh các bệnh về đường hô hấp và tiết niệu... Bọ rệp, côn trùng cũng là một cơn ác mộng khác bởi chúng thường xuyên trú ẩn trong chăn ga gối nệm của gia đình.
Sau khi biết được những tác hại mà nó mang lại đối với sức khỏe, em đa mang mấy cái gối từ “ngày xửa, ngày xưa” của nhà em đi vướt hết rồi.
Đồng thời, để sức khỏe các thành viên trong gia đình được đảm bảo thì em cũng tìm hiểu thêm cách vệ sinh ruột gối đúng cách theo các bước sau nè:
Bước 1: Vệ sinh ruột gối bằng nước ấm. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ vi trùng, vi khuẩn và bụi bẩn một cách nhanh chóng thay cho thuốc tẩy (một số người sẽ bị kích ứng da bởi các chất tẩy).
Bước 2: Ngâm ruột gối trong nước xà phòng. Chúng ta sẽ khuấy mạnh, đảo đều và bóp nhẹ ruột gối, vì như thế sẽ giúp nước nóng và xà phòng dễ dàng đánh bay bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.
Bước 3: Xả lại nhiều lần bằng nước sạch. Các chị phải xả thật sạch ruột gối cho đến khi không còn xà phòng. Nếu các thành viên trong nhà không bị dị ứng với nước xả thì chúng ta có thể dùng 1 ít để ruột gối có mùi thơm dịu nhẹ.
Một lưu ý đặc biệt khác là khi giặt ruột gối chúng ta không nên cố hết sức vặn xoắn để vắt khô, mà chỉ cần ấn nhẹ hoặc dùng khăn lông thấm hút nước. Sau đó cho vào máy sấy khô, xong rồi đem phơi dưới ánh nắng là được.
Gối vốn là một vật dụng vô cùng quen thuộc và có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của gia đình chúng ta. Vì vậy, các mẹ đường tiết kiệm mà hãy “thẳng tay” thành lý những chiếc gối quá cũ đi nhé.
Theo Webtretho.vn
Đây chính là ổ vi khuẩn khủng khiếp đe dọa sức khỏe của cả gia đình vẫn ở bên chúng ta hàng đêm
Reviewed by Unknown
on
tháng 5 19, 2017
Rating:
Post a Comment