Header AD

5 bệnh nghiêm trọng đều bắt nguồn từ hiện tượng vẫn xảy ra hàng ngày. Đừng chủ quan nhé các chị

Thỉnh thoảng em hay bị nấc cụt. Mẹ em thường bảo tại em ăn cơm không chịu nhai kỹ nên bị như vậy. Mỗi lần em bị nấc, mẹ em bày cách:



- Con trai thì uống 7 ngụm nước nhỏ, con gái uống 9 ngụm rồi sẽ khỏi.

Em nghe mẹ nói thế thì làm theo, uống đủ 9 ngụm nước nhỏ, có lần thì sau đó khỏi nấc luôn, có lần thì hơi lâu hơn một chút nhưng rồi cũng khỏi.

Thế nhưng mấy hôm vừa rồi, em bị nấc liên tục, uống cả vài cốc nước cũng không thể dừng lại được. Cả đêm em mất ngủ vì nấc. Em bị nấc đến mức người phát nóng phát sốt lên, tức hết cả ngực luôn. Mẹ em thấy thế cũng lo lắng lắm, bảo có khi em có vấn đề về dạ dày rồi đấy. Em lúc đó mới bán tín bán nghi. Sáng hôm sau em phải xin nghỉ việc để đi khám bệnh.

Đến gặp bác sĩ thì em được giải thích rằng: Nấc là sự co thắt đột ngột, vô thức của cơ hoành, làm cho thanh thiệt bị đóng mạnh và nhanh, gây ra một tiếng động đặc biệt. Nấc chỉ là một chứng đơn độc, nhưng cũng có khi là một dấu hiệu lâm sàng của một số bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân.

Trường hợp của em được chẩn đoán là viêm dạ dày các chị ạ.

Tuy nhiên em bị viêm ở mức độ khá nhẹ và đến gặp bác sĩ điều trị sớm nên không có biến chứng gì nguy hiểm. Bác sĩ nói chỉ cần giữ cho tinh thần được thoải mái, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, kiêng một số món cay, chua, chuối tiêu, đu đủ... và uống thuốc theo đơn bác sĩ kê là sẽ khỏi bệnh.

Bác sĩ cảnh báo em đừng bao giờ chủ quan với triệu chứng nấc cụt vì nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh rất nguy hiểm như:

Viêm dạ dày/ruột

Nấc cụt kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau quặn bụng và bị sốt, bạn có thể đã bị nhiễm trùng tiêu hóa do viêm dạ dày hoặc ruột.

Rối loạn tiêu hóa

Nấc nhiều kèm theo hiện tượng trướng dạ dày, khó chịu vùng thượng vị và quanh rốn, bụng căng phồng, phân lỏng là những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa khi lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể không tiêu hóa được. Trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống như: không uống đồ uống có gas, nước ngọt, ăn nhiều rau và giảm các đồ ăn chiên, rán.

Viêm ống mật, viêm túi mật hoặc viêm tụy tạng

Những bệnh này có thể kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành gây nên triệu chứng nấc liên tục.

Suy thận

Nấc dài và liên tục cũng là một biểu hiện của bệnh suy thận do thận mất khả năng lọc và thải nước tiểu một cách phù hợp. Khi suy thận tiến triển, trên cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như: phù mặt và hai chân, da tái xanh vì thiếu máu…

Ung thư phổi

Những tế bào ung thư phát triển trong phổi có thể gây ra hiện tượng nấc cụt liên tục kèm theo ho, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực. Những người hút thuốc lá nếu gặp tình trạng này nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị.

Trong trường hợp bị nấc nhẹ, các chị có thể tự điều trị bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ như cách mẹ em mách phía trên (kinh nghiệm dân gian là nam uống 7 ngụm, nữ uống 9 ngụm).

Ngoài ta, bạn có thể lè lưỡi hết cỡ trong 5 giây rồi lặp lại động tác khoảng 5 -6 lần để cơn nấc cụt chấm dứt.

Một cách khác là bạn có thể rắc một ít hạt tiêu lên tay rồi để trước mũi. Khi bạn bạn hắt xì hơi, cơn nấc sẽ biến mất.

Hoặc bạn thử áp dụng cách: Lấy ngón trỏ 2 tay để bịt chặt lỗ tai trong 3 phút sau đó uống vài ngụm nước lạnh đảm bảo hết nấc. Ngoài ra, cách áp 2 viên đá lạnh vào 2 bên hầu khoảng 1 – 2 phút để chữa nấc cụt cũng rất hiệu quả.

Nếu áp dụng mọi phương pháp nói trên mà bạn vẫn tiếp tục nấc thì đừng chần chừ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để xác định chính xác bệnh tình của mình và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Theo Webtretho.vn

5 bệnh nghiêm trọng đều bắt nguồn từ hiện tượng vẫn xảy ra hàng ngày. Đừng chủ quan nhé các chị 5 bệnh nghiêm trọng đều bắt nguồn từ hiện tượng vẫn xảy ra hàng ngày. Đừng chủ quan nhé các chị Reviewed by Unknown on tháng 5 26, 2017 Rating: 5

Post AD