Phật dạy: Đời người chỉ là hai chữ CÓ và KHÔNG, được mất hơn nhau chính là ở điều này!
Có những thứ ta cố chấp cho rằng là có, là thuộc về mình nhưng không biết rằng càng cố chấp càng chuốc đau khổ vào thân.
Hãy cùng đọc câu chuyện sau:
Có một nữ sinh trung học vì mất mẹ mà sinh đau khổ, uất hận, ngày nào đến lớp cũng chỉ khóc rất thê lương. Thầy giáo thấy thế đã lấy ra một chén nước và hỏi cả lớp: “Các em cho thầy hỏi, chén nước này nặng bao nhiêu?”
Học sinh ở dưới ai nấy đều nhao nhao bàn luận, người nói là 20g, người lại khăng khăng nói là 50g.
Thầy giáo lại nói tiếp: “Kỳ thực chén nước này nặng bao nhiêu cũng không quan trọng. Quan trọng là mọi người có thể cầm được nó trong bao lâu?”
Vì không thấy học sinh nào trả lời, thầy giáo lại nói tiếp: “Cầm một phút đồng hồ chắc hẳn ai cũng giữ được, không có vấn đề gì. Nhưng cầm nó trong một giờ chắc hẳn sẽ có nhiều người cảm thấy mỏi tay. Cầm nó trong cả ngày ắt hẳn mọi người sẽ bị mệt đến tê liệt mà ngã xuống. Kỳ thực, thầy rất đồng cảm với bạn nữ trong lớp chúng ta phải chịu khổ đau vì mất mẹ. Nhưng em đã khóc suốt hơn một tuần qua rồi, nếu như em cứ khóc mãi không ngừng như vậy, kết quả em sẽ ra sao đây?”
Nghe những lời của thầy giáo, nữ học sinh rốt cuộc đã tỉnh ngộ, lập tức ngừng khóc…
Con người khi đối mặt với áp lực đau khổ trong cuộc đời, nếu không biết buông bỏ thì chỉ càng khiến bản thân chán nản và tuyệt vọng.
Chúng ta thường nói “tìm được con người thực sự của mình”, cho rằng trong thân thể thực sự có mình, nếu chúng ta xem thân thể như một ngôi nhà, thì chúng ta chính là chủ nhân ngôi nhà, mà chúng ta thường hiểu sai rằng thân thể là chủ nhân của ngôi nhà.
Chúng ta cần phải luôn thấu hiểu lòng mình, cần hiểu rõ mình có gì, thiếu gì. Cuộc đời chúng ta huy hoàng như thế nào, có thành tựu lớn đến đâu… không thể chỉ định vị ở những được mất trước mắt trên tầng bề mặt.
Bình thản chính là tìm sự cân bằng thực sự, nếu bạn không đủ dụng tâm, thì tâm dễ động, dễ mất cân đối, hoang mang phiền não cũng từ đó mà ra. Mà muốn bình thản được, nhất định phải học được cách buông xả.
Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.
Bởi khi tâm hồn trong sáng, vui vẻ, là chúng ta đang tiến dần đến mục tiêu, thành công của cuộc sống mà chúng ta mong đợi. Chúng ta làm việc sẽ tốt hơn, sống đam mê hơn, nhân hậu, tha thứ và rộng mở, học thêm được nhiều điều...
Song quan trọng nhất là chúng ta được hạnh phúc, nhận nhiều yêu thương khi biết buông xả, có lẽ đó chính là quy luật và cũng là nghệ thuật sống, mang lại sự bình an cho mỗi người.
Theo tamsubuon.net
Phật dạy: Đời người chỉ là hai chữ CÓ và KHÔNG, được mất hơn nhau chính là ở điều này!
Reviewed by Unknown
on
tháng 4 12, 2017
Rating:
Post a Comment