Header AD

Những sai lầm khi nấu cơm cần tuyệt đối tránh

Nấu cơm là việc đơn giản hàng ngày, nhưng để nấu được nồi cơm ngon mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng có trong gạo thì không phải ai cũng biết.


Chọn gạo có mùi quá thơm

Ngày nay có rất nhiều gia đình thích ăn gạo có mùi thơm, tuy nhiên chúng ta cũng cần cảnh giác bởi gạo quá thơm có thể rất nguy hiểm bởi theo KS hóa thực phẩm Hồ Thị Thu Thủy, để gạo thơm và bảo quản được lâu hơn, người bán gạo thường sử dụng các hương liệu tạo mùi, giữ cho mùi được thơm lâu hơn. Tuy nhiên các hương liệu tạo mùi thường không có nguồn gốc rõ ràng nên chúng ta ăn phải loại gạo với nhiều chứa nhiều hóa chất tạo mùi.

Bởi vậy, khi mua gạo, người tiêu dùng nên chọn những hạt gạo trắng, dài và không bị gãy vụn, không chọn những hạt gạo dị dạng, có màu lạ. Đặc biệt không nên mua những loại gạo có mùi thơm lạ, thơm quá mức. Trước khi mua gạo chúng nên bỏ nắm gạo trên tay để ngửi để phân biệt gạo có sử dụng hóa chất tạo mùi hay không.

Vo gạo sai cách

Vo gạo cũng không kém phần quan trọng so với việc chọn gạo. Vì nếu vo quá kỹ sẽ làm chất đi những chất dinh dưỡng trong hạt gạo.

Cách vo đúng và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là cho nước vào nồi cùng với gạo, dùng tay khuấy đều đều để bụi bẩn, trấu (nếu sàn gạo không kỹ) nổi lên trên bề mặt và đổ nước đó đi. Tránh vò xát gạo vào nhau sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất trong hạt gạo. Mọi người có thể vo nước từ 1 đến 2 lần, tuy nhiên nên vo chỉ trong 1 nước đầu và khuấy thật kỹ.

Mọi người có thể dùng nước vo gạo để bón cây hoặc rửa mặt đều rất tốt.


Không nấu cơm bằng nước sôi

Việc dùng gạo nấu cơm bằng nước lạnh đang tồn tại ở rất nhiều các gia đình. PGS.TS Nguyên Văn Hoan (nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Lúa tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội), nấu cơm bằng nước sôi sẽ tốt hơn nấu cơm bằng nước lạnh dù nấu bằng nồi cơm điện hay nồi gang đun bếp gas hoặc bếp củi. Bởi vì, nước sôi vừa giúp hạt gạo nhanh chín hơn khiến thời gian nấu cơm ngắn đi vừa làm hạt gạo chín đều và dẻo hơn nhờ các chất dinh dưỡng ít bị mất.

Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.

Chính nhờ việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy vung để giữ nhiệt và tránh cho gạo tiếp xúc với không khí mà lượng vitamin B1 sẽ được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Mở vung ngay khi nồi nhảy nút hâm nóng

Thông thường khi nấu bằng nồi cơm điện nó sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng (warm) rồi mới rút phích cắm. Sau đó bạn lại cắm điện để nấu thêm 5 phút nữa thì cơm sẽ dẻo và rất ngon.


Cách để có nồi cơm thơm ngon, hấp dẫn

Dùng nước trà nấu cơm: Cơm không những thơm, màu sắc trông lạ mắt, mà còn có lợi cho tiêu hoá. Cách làm như sau: Dùng 5-6 lá chè, ngâm vào 1 kg nước sôi từ 5-8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước chè đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Theo Ngaynay

Những sai lầm khi nấu cơm cần tuyệt đối tránh Những sai lầm khi nấu cơm cần tuyệt đối tránh Reviewed by Unknown on tháng 4 02, 2017 Rating: 5

Post AD