Mẹ bầu ngồi kiểu này thai nhi đang "khóc" trong bụng mà không hay
Mẹ bầu ngồi kiểu này thai nhi đang "khóc" trong bụng mà không hay : Kiểu ngồi của mẹ bầu đang hại thai nhi nghiêm trọng - cần bỏ ngay kẻo hối không kịp.
Những tư thế ngồi cấm kỵ khi mang thai, có thể gây hại cho mẹ bầu
Nửa nằm nửa ngồi
Đây cũng là một tư thế ngồi thường thấy khi ở nhà, và cũng tạo thêm nhiều áp lực không cần thiết lên cột sống. Đó là lý do vì sao mẹ sẽ cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu.
Ngồi chùng lưng, thõng vai
Đây là tư thế thường được tưởng là thoải mái nhất nhưng thực tế lại hoàn toàn không tốt, nhất là với phụ nữ có thai. Cột sống của mẹ vốn đã ở trạng thái căng thẳng vì trọng lượng tăng lên và trọng tâm cơ thể bị lệch, tư thế ngồi này lại càng khiến cho tình hình xấu thêm.
Ngồi bắt chéo chân
Đây là tư thế ngồi cực kỳ có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch chân (do máu bị cản trở lưu thông), chèn ép thần kinh ở đùi, gây viêm khớp thoái hóa sớm, chân, hông, cột sống cũng có thể biến dạng... Phụ nữ mang thai ngồi tư thế này sẽ càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng sưng phù chân trong thai kỳ.
Ngồi không có lưng tựa
Hãy cung cấp chỗ dựa để cho lưng và cột sống của bạn được nghỉ ngơi cũng như để giúp giữ lưng thẳng, giảm tình trạng đau lưng ê ẩm. Vậy nên bạn đừng ngồi ghế đẩu hay ghế tựa lưng thấp.
Ngồi ngả người về trước
Thay vì ngả ra sau, nhiều người làm việc bàn giấy lại có thói quen chồm, đẩy người về trước như muốn tựa vào bàn. Đừng làm như vậy, nhất là khi mang thai, vì tư thế này sẽ tạo áp lực lên bụng bầu, không chỉ khiến mẹ bất tiện mà còn không tốt cho con.
Tư thế ngồi “đúng chuẩn” cho mẹ bầu
Theo khuyến cáo, tư thế ngồi “chuẩn” nhất cho mẹ bầu là lưng thẳng, vai thả lỏng, chân vuông góc với mặt đất và mông chạm vào lưng ghế. Mẹ có thể dùng một cái gối hoặc một chiếc khăn nhỏ cuộn lại, đặt vào phần trũng phía sau lưng để ngồi được thoải mái hơn.
Nếu không có gối hoặc khăn cuộn, mẹ có thể ngồi sát vào lưng ghế, hai chân song song nhau, tránh ngồi bắt chéo chân. Mẹ bầu cũng đừng ngồi quá lâu một chỗ mà nên đứng lên đi lại để tăng khả năng tuần hoàn máu của cơ thể.
Chiều cao của ghế ngồi cũng rất quan trọng. Mẹ nên điều chỉnh ghế để bàn chân vẫn có thể chạm xuống sàn, không nên để ghế quá cao sẽ khiến mẹ dễ ngã do mất thăng bằng.
Không chỉ vậy, việc ngồi gần sát với bàn và đặt cánh tay trên bàn trong khi làm việc sẽ giúp mẹ cảm cảm thấy thư giãn và bớt mỏi vai hơn
Theo Phunutoday.vn
Mẹ bầu ngồi kiểu này thai nhi đang "khóc" trong bụng mà không hay
Reviewed by Unknown
on
tháng 4 09, 2017
Rating:
Post a Comment