Header AD

Chuẩn bị sẵn "tâm thế" cho những điều này nếu mẹ bầu sắp đến tháng thứ 8

Tháng thứ 8 là một trong những tháng thú vị nhất trong hành trình mang thai của mẹ. Dù đã gần “về đích”, nhưng mẹ vẫn phải đếm ngược từng ngày lo lắng bồn chồn bởi nhiều biến chuyển và triệu chứng thai kỳ dưới đây.



Thai nhi sẽ xoay đầu về vị trí “lý tưởng”

Vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi sẽ xoay đầu xuống dưới, quay gáy về phía bụng mẹ để quá trình chào đời diễn ra dễ dàng hơn. Vị trí “lý tưởng” này sẽ giúp đầu bé nằm đúng phần rộng nhất của xương chậu, tạo áp lực lên cổ tử cung và giúp tử cung mở rộng hơn trong những cơn co thắt.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 3% các bé vẫn “ngoan cố” chưa chịu xoay về ngôi thai thuận khi đã đến gần ngày sinh. Với các trường hợp ngôi thai sau và ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.


Đến tháng thứ 8, thai nhi sẽ xoay đầu xuống dưới, quay gáy về phía bụng mẹ để quá trình chào đời diễn ra dễ dàng hơn.

Khó thở

Sẽ không có gì ngạc nhiên khi các mẹ cảm thấy khó thở vào tháng thứ 8, bởi lúc này, tử cung của mẹ đã giãn to hết mức và chiếm hết chỗ của các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể để tạo đủ không gian cho em bé ngày một lớn thêm. Phổi của mẹ cũng là một trong số những cơ quan bị “chèn ép” như vậy, chúng bị hạn chế khả năng giãn nở khi mẹ hít vào. Nhưng mẹ đừng lo, điều này sẽ không ảnh hưởng đến em bé, bé vẫn được cung cấp đầy đủ dưỡng khí bé cần qua nhau thai và dây rốn.

Ợ nóng

Đến tháng thứ 8, chung “cảnh ngộ” với phổi, cơ hoành và dạ dày của mẹ cũng bị em bé “lấn lướt”, nên mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu nhiều hơn. Các bữa ăn nhỏ nhiều lần trong ngày sẽ là cách tốt nhất để mẹ giảm tối thiểu chứng ợ nóng khó chịu mà vẫn cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

Thai nhi phát triển rất nhanh                  

Thai nhi tháng thứ 8 đang trong quá trình tăng cân nhanh chóng, bé có thể nặng 1.3 – 1.7 kg. Em bé đã bắt đầu đi tiểu, mắt biết nhấp nháy, móng tay phát triển rất nhanh và tóc cũng mọc khá nhiều. Mẹ nên đi khám thai thường xuyên ở giai đoạn này để kiểm tra những thay đổi và phát triển của thai nhi.

Ngực mẹ có thể tiết sữa non

Nếu mẹ đang mang thai lần đầu, thì đến khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ, ngực mẹ có thể bắt đầu tiết ra chất lỏng màu vàng nhạt, hay còn được gọi là sữa non. Sữa non sẽ được tiết ra trong 48 tiếng đầu sau khi sinh, truyền cho bé sơ sinh các chất sinh trưởng và cung cấp rất nhiều kháng thể tự nhiên. Đối với các mẹ mang thai lần hai, ba,… sữa non sẽ có thể tiết ra sớm hơn một chút.


Khoảng tháng thứ 7 – 8 của thai kỳ, ngực mẹ có thể bắt đầu tiết ra sữa non.

Làm bạn “tri kỉ” với gối ôm

Khi bụng bầu ngày càng “vượt mặt” và nặng hơn, thì vùng xương chậu, xương mu cùng nhiều dây thần kinh ở hông, đùi của mẹ sẽ phải làm việc hết công suất để nâng đỡ thai nhi, do đó mẹ sẽ thấy nhức mỏi và thậm chí rất đau, đi lại, đứng ngồi khó khăn. Để giảm bớt những cơn đau khi ngồi hay nằm, mẹ có thể dùng gối để đỡ lưng khi ngồi, hoặc kê dưới cổ, bụng và đầu gối khi nằm. Mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Nguồn eva

Chuẩn bị sẵn "tâm thế" cho những điều này nếu mẹ bầu sắp đến tháng thứ 8 Chuẩn bị sẵn "tâm thế" cho những điều này nếu mẹ bầu sắp đến tháng thứ 8 Reviewed by Unknown on tháng 4 13, 2017 Rating: 5

Post AD