" Vợ người ta sáng nào cũng đợi ở cửa chờ chồng hôn tạm biệt còn tôi thì đợi ở cửa chờ từng đồng tiền chồng ban phát cho"
Bữa hôm ấy tôi điên lắm cả buổi nhịn ăn để tiết kiệm tiền cho chồng, rồi những bữa sau đó tôi chỉ cho phép mình ăn ngày hai bữa cơm trắng để bớt được tí nào hay tí đó.
Tôi là cô gái xinh đẹp tự tin với công việc kế toán cho một công ty. Còn anh ấy là nhân viên kinh doanh, chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu chân thành. Một đám cưới đơn giản cũng diễn ra dành cho hai đứa, nó không xa hoa hoành tráng nhưng lại rất hạnh phúc. Chỉ một năm sau đứa con đầu lòng của tôi ra đời khiến cho cuộc sống của chúng tôi thêm vui vẻ hơn nhưng cũng từ đó vợ chồng tôi bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.
Ngày mới sinh ra bé đã bị còi cọc nên sức đề kháng kém thường xuyên mắc hết bệnh này đến bệnh khác khiến tháng nào mẹ con tôi cũng phải vào bệnh viện. Lúc trước hai người kiếm tiền thì cuộc sống còn dư giả từ sau khi sinh thì chỉ có mình anh làm ra tiền nên kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp. Tiền anh làm ra không đủ cho mẹ con tôi tiêu, nhiều lúc chưa đến tháng đã hết tiền khiến tôi phải đi vay bạn bè để bù lại chỗ thiếu. Nhưng không phải lúc nào họ cũng cho vay nhiều lúc tôi muốn gửi con cho người ta trông coi mà đi làm nhưng nhìn nó ốm quặt quẹo quá chẳng ai nhận trông giữ con tôi.
Vậy là hàng ngày tôi ở nhà ôm con rồi chồng đi làm, lúc đầu anh cũng hiền lành dễ tính nhưng việc kiếm tiền ngày càng khó khăn nên tính cách anh cũng thay đổi hẳn. Anh không còn đưa hết tiền lương kiếm được cho tôi nữa. Vợ người ta sáng nào cũng đợi ở cửa chờ chồng hôn tạm biệt còn tôi phải tươi cười chờ anh đưa tiền sinh hoạt cho một ngày, hôm nào anh quên tôi lại nhắc khéo anh tỏ ra khó chịu:
- Thế tiền anh đưa hôm qua đã tiêu hết rồi à?
- 500 nghìn đồng của anh thì đi ăn cưới đã hết 300 rồi còn 200 nào tiền bỉm tiền sữa tiền thức ăn cho cả gia đình còn thiếu là đằng khác đấy chứ.
Mặt anh nặng nề rút trong ví ra đồng 100 và đưa cho tôi:
- Hôm nay em tiêu ít thôi tiền chứ có phải giấy đâu mà muốn bao nhiêu là có được.
Nói rồi anh khó chịu nhảy nên xe đi làm để mặc tôi nhăn nhó bực bội trong lòng. Thời buổi này thì 100 nghìn đồng đi ra chợ tôi không dám la cà nhìn chỗ nọ ngó chỗ kia chỉ nhanh chóng mua thức ăn cho nhanh rồi về kẻo tiền rơi vãi linh tinh để cả nhà chết đói mất.
Lại một sáng tôi phải chờ anh ban phát tiền, anh vẫn chỉ đưa cho tôi có 100 nghìn đồng như hôm qua, tôi vui vẻ hỏi xin thêm:
- Cho em thêm 50 nghìn đi hôm nay đến tháng rồi mà em chưa mua được băng vệ sinh để dùng khó chịu lắm anh ạ.
- Vợ người ta đi ra ngoài kiếm cả tiền triệu mỗi ngày còn vợ mình chỉ ăn bám là giỏi có mua băng vệ sinh cũng phải xin tiền chồng.
Nghe câu nói của anh tôi ức chế lắm nhưng vẫn phải cười xòa để anh đưa tiền cho. Bữa hôm ấy tôi điên lắm cả buổi nhịn ăn để tiết kiệm tiền cho chồng. Rồi những bữa sau đó tôi chỉ cho phép mình ăn ngày hai bữa cơm trắng để bớt được tí nào hay tí đó. Quần áo tôi mặc toàn những bộ đi ăn xin hay cũ kỹ mỗi chỗ rách một tí. Nhưng dù có tiết kiệm thế nào thì với một đứa trẻ không thể tiết kiệm được, con đang tuổi ăn tuổi lớn lên tôi vẫn phải tiếp tục ngửa tay xin tiền cho đến một ngày như mọi ngày, tôi ngửa tay xin tiền chồng để rồi anh quát ầm ĩ lên:
- Sao sáng nào cũng nhìn thấy cái mặt cô mà tôi muốn ói vậy, cô đúng là quỷ ám khiến nhiều ngày nay hàng của tôi ế ẩm chẳng ma nào mua. Tránh ra cho tôi hơ vía để hôm nay bán hàng được thuận buồm cái.
- Anh định đốt cháy em đấy à, anh tưởng em hạnh phúc thoải mái khi sáng nào cũng ngửa tay lên xin anh từng đồng để mua đồ cho gia đình không, em mệt mỏi lắm rồi.
- Đã ở nhà ăn bám rồi mà còn to mồm với chồng à, cô chán sống rồi à.
Nói rồi anh đấm đá cho tôi mấy cái rồi mới đi làm, dường như đánh được một lần thì sẽ có lần hai lần ba. Và từ đó tôi còn chịu thêm những cú đấm đá của chồng mỗi khi anh thấy khó chịu bức bối trong lòng. Ngồi nhà ôm con nghĩ ngợi lung tung khiến tôi như con ngố con điên vậy, rồi lâu lâu lại khóc lóc cho vơi đi nỗi uất hận về cách đối xử ngày càng quá đáng của chồng.
Đã vài lần tôi gửi con để đi kiếm việc nhưng người đông việc khó tôi không thể kiếm nổi cho mình công việc bàn giấy chẳng nhẽ lại cất bằng đi làm một công nhân sao. Sau nhiều đêm đắn đo dù làm công nhân tôi cũng thấy thoải mái hơn là ở nhà ăn bám chồng thế này.
Dù con mới có 8 tháng rất hay ốm nhưng tôi vẫn phải gửi về cho ông bà ngoại ở quê trông coi để đi làm lấy lại danh dự cho bản thân chứ không thể sống phụ thuộc vào đồng tiền của chồng mãi được.
Được cầm trở lại những đồng tiền do chính mình làm ra tôi thật hạnh phúc dù nó không nhiều nhưng cũng khẳng định được giá trị bản thân. Vì vậy là phụ nữ chúng mình đừng bao giờ nghĩ là ăn bám chồng là sướng mà thực chất chúng ta đang là nô lệ cho anh ta đấy, hãy ra đường kiếm tiền dù hơn triệu một tháng thì cũng chứng tỏ với chồng là mình không phải là kẻ bỏ đi.
" Vợ người ta sáng nào cũng đợi ở cửa chờ chồng hôn tạm biệt còn tôi thì đợi ở cửa chờ từng đồng tiền chồng ban phát cho"
Reviewed by Unknown
on
tháng 3 27, 2017
Rating:
Post a Comment