Việc thì chẳng muốn bỏ, nhưng lòng mãi oán thán, ấy là vì còn điều chưa tỏ
Có những thời khắc bạn cảm thấy niềm tin với công việc như sụp đổ? Có hàng đống lý do để bỏ việc. Không chỉ có mình bạn, hầu hết chúng ta đều như vậy, nhưng liệu nghỉ việc có phải là cách tốt nhất?
Tôi nhớ một hôm, sau bữa cơm trưa, tôi cùng một nhóm bạn đi dạo trên đường, vừa đi vừa nói chuyện phiếm. Lúc bấy giờ, chúng tôi ai cũng bị áp lực đi công tác đè lên vai, rất ngộp thở, có người viết báo cáo chưa xong, có người thì mới soạn xong bản thảo,… rồi chúng tôi thảo luận về một vấn đề: “Nếu có thể tự do về tài chính, bạn sẽ muốn làm công việc gì, làm về lĩnh vực gì?”
Một cô gái vừa mới tốt nghiệp, đang tràn ngập ước mơ về công việc sắp tới nói, nếu được tự do về tài chính thì thật là tuyệt, tôi sẽ làm tất cả những gì mình thích. Nghe xong, chúng tôi ai cũng trầm xuống một lúc.
Cô nàng này lúc trước nghiên cứu sinh ở Sao Paulo, Brazil, cô tiếp tục hỏi chúng tôi, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường thì nên làm công việc gì nhỉ.
Còn về chúng tôi, những người đã trải qua một quãng thời gian dài lăn lộn với công việc, dường như sự hăng hái nhiệt tâm này từ lâu đã bị tiêu mất rồi…
Chúng tôi trả lời cô, đừng bao giờ làm ở đài truyền hình. Một nhóm bạn từng lưu trú ở nước ngoài thì nói, đừng bao giờ sống ở nước ngoài quá lâu. Cô hỏi những người làm việc ở công ty đa quốc gia, họ cũng nói không nên làm cho những công ty như họ đang làm…
Cuối cùng cô không thể hiểu nổi.
Cô nói:
Tại sao mọi người ai cũng tiêu cực vậy, không phải mọi người đang làm và gắn bó với công việc của mình hay sao? Công việc hiện tại không phải do mọi người tự chọn hay sao?
Phần đa chúng tôi đều “cầu được ước thấy”, được làm công việc lúc trước mình mong muốn. Cậu con trai làm về lĩnh vực thương mại quốc tế nói, lúc trước anh thích làm một công việc có thể đi đến khắp nơi trên thế giới, cuối cùng được làm cho một công ty đa quốc gia.
Cô gái cư trú ở nước ngoài nói, lúc trước xem chương trình hội chiêu đãi ký giả trên TV, tôi ngưỡng mộ nhất là mấy chị phiên dịch. Sau này, cô được ra nước ngoài sinh sống, ngày nào cũng giao tiếp với người ngoại quốc.
Một người bạn tiếp tục nói, lúc trước tôi thích làm ký giả đi thực tế thu thập tin tức, sau này cô đã thực sự làm ký giả, chuyên đi thực tế để viết bài, đúng như nguyện vọng của mình.
Nhưng chúng tôi đều không dự liệu những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai…
Và rồi sau đó, cậu con trai làm thương mại quốc tế phải sống cách xa gia đình, năm thứ nhất ở trong nước được 12 ngày, năm thứ 2 chỉ 8 ngày. Anh chỉ về nước lấy vợ, ở nhà được vài ngày rồi lại rời đi. Ở nước ngoài, tối nào anh cũng phải tăng ca đến khuya, xong trở về nhà mở tủ lạnh, uống một chai nước ngọt có ga, rồi tiếp tục viết báo cáo.
Có một lần người nhà bị bệnh phải nhập viện, anh đi công tác tại một thị trấn vắng vẻ, không có tín hiệu nên đã mất liên lạc vài ngày. Đến lúc nghỉ ngơi ngồi uống nước, anh lại suy nghĩ có nên nghỉ việc hay không.
Cô gái sinh sống ở nước ngoài thì được điều đi công tác tại châu Phi, làm việc trong một quốc gia chiến tranh bệnh dịch, cô nói mình phải sống trong điều kiện cực kỳ gian khổ. Mỗi lần thấy bạn bè được đi nghỉ phép, bạn học ở cùng ký túc xá sinh con, cô lại tự hỏi, có nên bỏ công việc này hay không.
Cô gái làm ký giả, vì tiền lương quá ít ỏi, có khi còn không đủ trả tiền thuê phòng, cô cũng đã đắn đo suy nghĩ xem có nên bỏ công việc này không, có nên chuyển nghề không…
Bạn thấy đấy, dù cho có những thời khắc niềm tin với công việc như đã sụp đổ, không có một công việc nào là không muốn bỏ. Chúng tôi đều có cả đống lý do để bỏ công việc mình đang làm:
Ông chủ không hợp tình hợp lý, tăng ca liên miên, lục đục với đồng nghiệp, mỗi khi chúng tôi bị oan khuất cũng chỉ biết buồn bã khóc lóc, than phiền tại sao? Sao lần nào chúng tôi cũng cố gắng hết sức nhưng vẫn không thu được kết quả tốt?
Tôi nhớ rất rõ năm đầu tiên đi làm, vì bị oan nên tôi đã muốn nghỉ việc, vì lỗi của một thầy giáo bộ môn khác mà tôi bị mắng xối xả, quá oan ức nên tôi đã khóc tại văn phòng và hạ quyết tâm sẽ không bao giờ làm việc này nữa.
Lúc mở máy tính việc đầu tiên tôi làm là sửa lại CV xin việc. Trong tâm nghĩ rằng, làm việc với những người như thế thì chắc chắn cũng chẳng có tương lai, tôi đã một đi không trở lại. Đó chính là năm đầu tiên “dại khờ” của người mới.
Công việc giao quá nhiều, cảm thấy tức tối, bị trách lầm, mình tăng ca người khác không tăng ca, thành quả của mình bị người khác tranh công, đề án của mình tốt hơn các tiền bối biết bao nhiêu nhưng cũng không được chọn, cảm thấy oan ức đến mức tháng 6 cũng có tuyết rơi.
Người năm đầu bước vào công việc, làm được gì cũng muốn được hồi báo ngay lập tức.
Thời điểm đó, chúng tôi không thể nhận ra những thiếu sót của mình, chỉ cần có gì không thuận lợi liền nghĩ đến chuyện nghỉ việc.
Còn bạn thì sao? Bạn có ở trong tình cảnh này không? Nếu đúng như chúng tôi đều một đi không ngoảnh lại, thì giờ đây cũng chẳng có gì để kể cho các bạn. Nếu lúc đó chúng tôi thực sự nghỉ việc, vậy những tâm niệm của chúng tôi cũng không dễ thực hiện được khi làm một công việc khác, môi trường khác, lĩnh vực khác.
Mỗi người đều từng bị mắng, bị hiểu nhầm, bị phê bình, bị oan ức, bị cười nhạo,… và trong công việc cũng không ngoại lệ. Lúc này để tiếp tục thì chúng ta đều phải cắn răng chịu đựng, vượt qua những trắc trở khó khăn, có thế bản thân mới thực sự mạnh mẽ hơn.
Vì chúng tôi biết, mình đang đi trên con đường mà đích đến vẫn còn ở xa, nên đường đi phải gấp rút, không đủ thời gian để soi xét, so đo, oán trách sao lại thế này, sao lại thế kia.
Càng nhìn xa trông rộng thì sẽ càng bình tĩnh hơn
Người mới bắt đầu đi làm thường nói, công việc mình đang làm thế này, thế kia nên tôi muốn nghỉ. Thực tế, không có bất kỳ một công việc nào hoàn hảo như bạn tưởng tượng.
Không có công việc nào là không có oan ức. Minh bạch ra điểm này, chúng ta sẽ bớt rối trí, mờ mịt khi trải qua những thời khắc này. Chúng ta chẳng phải có thể tiết kiệm được thời gian suy nghĩ có nên nghỉ việc hay không, để dành thời gian cho việc mình thực sự yêu thích?
Qua thời gian lâu bạn sẽ tự biết, do bạn thật sự muốn nghỉ việc, hay vấn đề chính ở năng lực của bản thân mình.
Chúng ta đều có những lúc mất niềm tin vào công việc. (Ảnh: Internet)
Một cô gái vừa mới tốt nghiệp, đang tràn ngập ước mơ về công việc sắp tới nói, nếu được tự do về tài chính thì thật là tuyệt, tôi sẽ làm tất cả những gì mình thích. Nghe xong, chúng tôi ai cũng trầm xuống một lúc.
Cô nàng này lúc trước nghiên cứu sinh ở Sao Paulo, Brazil, cô tiếp tục hỏi chúng tôi, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường thì nên làm công việc gì nhỉ.
Còn về chúng tôi, những người đã trải qua một quãng thời gian dài lăn lộn với công việc, dường như sự hăng hái nhiệt tâm này từ lâu đã bị tiêu mất rồi…
Chúng tôi trả lời cô, đừng bao giờ làm ở đài truyền hình. Một nhóm bạn từng lưu trú ở nước ngoài thì nói, đừng bao giờ sống ở nước ngoài quá lâu. Cô hỏi những người làm việc ở công ty đa quốc gia, họ cũng nói không nên làm cho những công ty như họ đang làm…
Cuối cùng cô không thể hiểu nổi.
Cô nói:
Tại sao mọi người ai cũng tiêu cực vậy, không phải mọi người đang làm và gắn bó với công việc của mình hay sao? Công việc hiện tại không phải do mọi người tự chọn hay sao?
Phần đa chúng tôi đều “cầu được ước thấy”, được làm công việc lúc trước mình mong muốn. Cậu con trai làm về lĩnh vực thương mại quốc tế nói, lúc trước anh thích làm một công việc có thể đi đến khắp nơi trên thế giới, cuối cùng được làm cho một công ty đa quốc gia.
Cô gái cư trú ở nước ngoài nói, lúc trước xem chương trình hội chiêu đãi ký giả trên TV, tôi ngưỡng mộ nhất là mấy chị phiên dịch. Sau này, cô được ra nước ngoài sinh sống, ngày nào cũng giao tiếp với người ngoại quốc.
Một người bạn tiếp tục nói, lúc trước tôi thích làm ký giả đi thực tế thu thập tin tức, sau này cô đã thực sự làm ký giả, chuyên đi thực tế để viết bài, đúng như nguyện vọng của mình.
Phần đa chúng tôi đều được làm công việc lúc trước mình mong muốn. (Ảnh:Internet)
Và rồi sau đó, cậu con trai làm thương mại quốc tế phải sống cách xa gia đình, năm thứ nhất ở trong nước được 12 ngày, năm thứ 2 chỉ 8 ngày. Anh chỉ về nước lấy vợ, ở nhà được vài ngày rồi lại rời đi. Ở nước ngoài, tối nào anh cũng phải tăng ca đến khuya, xong trở về nhà mở tủ lạnh, uống một chai nước ngọt có ga, rồi tiếp tục viết báo cáo.
Có một lần người nhà bị bệnh phải nhập viện, anh đi công tác tại một thị trấn vắng vẻ, không có tín hiệu nên đã mất liên lạc vài ngày. Đến lúc nghỉ ngơi ngồi uống nước, anh lại suy nghĩ có nên nghỉ việc hay không.
Cô gái sinh sống ở nước ngoài thì được điều đi công tác tại châu Phi, làm việc trong một quốc gia chiến tranh bệnh dịch, cô nói mình phải sống trong điều kiện cực kỳ gian khổ. Mỗi lần thấy bạn bè được đi nghỉ phép, bạn học ở cùng ký túc xá sinh con, cô lại tự hỏi, có nên bỏ công việc này hay không.
Cô gái làm ký giả, vì tiền lương quá ít ỏi, có khi còn không đủ trả tiền thuê phòng, cô cũng đã đắn đo suy nghĩ xem có nên bỏ công việc này không, có nên chuyển nghề không…
Bạn thấy đấy, dù cho có những thời khắc niềm tin với công việc như đã sụp đổ, không có một công việc nào là không muốn bỏ. Chúng tôi đều có cả đống lý do để bỏ công việc mình đang làm:
Ông chủ không hợp tình hợp lý, tăng ca liên miên, lục đục với đồng nghiệp, mỗi khi chúng tôi bị oan khuất cũng chỉ biết buồn bã khóc lóc, than phiền tại sao? Sao lần nào chúng tôi cũng cố gắng hết sức nhưng vẫn không thu được kết quả tốt?
Tôi nhớ rất rõ năm đầu tiên đi làm, vì bị oan nên tôi đã muốn nghỉ việc, vì lỗi của một thầy giáo bộ môn khác mà tôi bị mắng xối xả, quá oan ức nên tôi đã khóc tại văn phòng và hạ quyết tâm sẽ không bao giờ làm việc này nữa.
Ai cũng từng bị oan khuất trong công việc…(Ảnh: Internet)
Công việc giao quá nhiều, cảm thấy tức tối, bị trách lầm, mình tăng ca người khác không tăng ca, thành quả của mình bị người khác tranh công, đề án của mình tốt hơn các tiền bối biết bao nhiêu nhưng cũng không được chọn, cảm thấy oan ức đến mức tháng 6 cũng có tuyết rơi.
Người năm đầu bước vào công việc, làm được gì cũng muốn được hồi báo ngay lập tức.
Thời điểm đó, chúng tôi không thể nhận ra những thiếu sót của mình, chỉ cần có gì không thuận lợi liền nghĩ đến chuyện nghỉ việc.
Còn bạn thì sao? Bạn có ở trong tình cảnh này không? Nếu đúng như chúng tôi đều một đi không ngoảnh lại, thì giờ đây cũng chẳng có gì để kể cho các bạn. Nếu lúc đó chúng tôi thực sự nghỉ việc, vậy những tâm niệm của chúng tôi cũng không dễ thực hiện được khi làm một công việc khác, môi trường khác, lĩnh vực khác.
Mỗi người đều từng bị mắng, bị hiểu nhầm, bị phê bình, bị oan ức, bị cười nhạo,… và trong công việc cũng không ngoại lệ. Lúc này để tiếp tục thì chúng ta đều phải cắn răng chịu đựng, vượt qua những trắc trở khó khăn, có thế bản thân mới thực sự mạnh mẽ hơn.
Vì chúng tôi biết, mình đang đi trên con đường mà đích đến vẫn còn ở xa, nên đường đi phải gấp rút, không đủ thời gian để soi xét, so đo, oán trách sao lại thế này, sao lại thế kia.
Càng nhìn xa trông rộng thì sẽ càng bình tĩnh hơn
Người mới bắt đầu đi làm thường nói, công việc mình đang làm thế này, thế kia nên tôi muốn nghỉ. Thực tế, không có bất kỳ một công việc nào hoàn hảo như bạn tưởng tượng.
Không có công việc nào là không có oan ức. Minh bạch ra điểm này, chúng ta sẽ bớt rối trí, mờ mịt khi trải qua những thời khắc này. Chúng ta chẳng phải có thể tiết kiệm được thời gian suy nghĩ có nên nghỉ việc hay không, để dành thời gian cho việc mình thực sự yêu thích?
Qua thời gian lâu bạn sẽ tự biết, do bạn thật sự muốn nghỉ việc, hay vấn đề chính ở năng lực của bản thân mình.
Việc thì chẳng muốn bỏ, nhưng lòng mãi oán thán, ấy là vì còn điều chưa tỏ
Reviewed by Unknown
on
tháng 3 02, 2017
Rating:
Post a Comment