Header AD

Vì sao cho con ăn nhiều hơn 2 quả chuối mỗi ngày là sai lầm tai hại?

Cho bé ăn quá nhiều chuối trong ngày có thể dẫn đến tình trạng tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.


Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới có nhiều lợi ích sức khỏe. Chuối chín có đặc tính mềm, hương thơm và vị ngon được đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ yêu thích. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong chuối như kali, natri, các vitamin còn rất bổ dưỡng cho trẻ tập đi và trẻ nhỏ nói chung.  


Một số lợi ích sức khỏe của chuối dành cho bé:  

Tốt cho dạ dày: Chuối có đặc tính mềm dễ nuốt, dễ tiêu hóa và dạ dày không phải co bóp nhiều nên hoạt động trơn tru.  

Ngăn ngừa táo bón: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay bị táo bón. Để giảm bớt tình trạng này, hãy cho trẻ ăn chuối trực tiếp hoặc chuối nghiền đối với trẻ còn quá nhỏ. Chất xơ trong chuối còn giúp trẻ dễ hấp thụ nước từ đó tránh được tình trạng táo bón.  

Kiểm soát tiêu chảy : Tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường có thể được gây ra bởi virus như rotavirus. Hãy đứa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống bao gồm chuối, ngũ cốc, táo và bánh mì cũng rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy. 


Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết: Chuối giàu kali, canxi, magiê, phốt pho, lưu huỳnh, sắt và đồng. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trong những năm tháng đầu đời trẻ sơ sinh. Kali tốt cho cơ bắp và duy trì nhịp tim. Sắt và đồng cần thiết cho máu, canxi cần cho sự phát triển xương.  

Trái cây ít dị ứng: Dị ứng thực phẩm thường sinh ra các axit amin gây khó tiêu ở người. Tuy nhiên, các axit amin được sinh ra từ chuối vô cùng lành tính nên đây là thực phẩm lý tưởng dành cho trẻ sơ sinh để tránh dị ứng.  

Khắc phục các rối loạn tiêu hóa: Trẻ sơ sinh và trẻ tập đi rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt thường xuyên hoặc không, nước tiểu có mùi. Trong những trường hợp như thế ngoài việc tham khảo ý kiến bác sĩ mẹ nên nghiền chuối cho con ăn để đào thải độc tố trong đường tiết niệu.  

Giảm viêm da: Vỏ chuối có thể dùng để thoa lên nốt côn trùng đốt trẻ sơ sinh để giảm tình trạng ngứa rát và viêm da.  

Lưu ý khi cho trẻ ăn chuối  

Tránh cho bé ăn chuối chưa chín: Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên không cho trẻ ăn chuối khi chưa chín kĩ. Đặc biệt, cần làm mềm chuối bằng cách nghiền hoặc xắt nhỏ rồi mới cho con ăn.  


Không cho trẻ ăn chuối khi bị ho hay cảm lạnh: Chuối có thể làm nghiêm trọng tình trạng ho hay cảm lạnh ở trẻ.  

Thời gian tốt nhất là nên cho trẻ ăn chuối vào mùa hè để trợ giúp trong việc kiểm soát nhiệt độ.  

Nên cho trẻ ăn mấy quả chuối mỗi ngày?  

Theo nghiên cứu của viện Linus Pauling thuộc Trường Đại học Tiểu bang Oregen (Hoa Kỳ), lượng kali cần thiết cho trẻ là:  

0-6 tháng 400 mg / ngày  

7-12 tháng 700 mg / ngày  

1-3 năm 3000 mg / ngày  

4-8 năm 3800 mg / ngày  

9-13 năm 4500 mg / ngày  

14-18 năm 4700 mg / ngày  

19 tuổi trở lên 4.700 mg / ngày  

Một quả chuối thông thường chứa khoảng 450 mg kali. Tuy nhiên, trẻ không chỉ hấp thụ kali từ chuối mà còn từ các thực phẩm khác ăn trong ngày. Chính vì thế, mỗi ngày, mẹ chỉ trên cho con ăn từ 1-2 quả chuối là đủ. Nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali trong máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều. 

Vì sao cho con ăn nhiều hơn 2 quả chuối mỗi ngày là sai lầm tai hại? Vì sao cho con ăn nhiều hơn 2 quả chuối mỗi ngày là sai lầm tai hại? Reviewed by Unknown on tháng 3 28, 2017 Rating: 5

Post AD