Siêu âm thai: 5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu
Rất nhiều mẹ bầu lo lắng liệu việc siêu âm nhiều có gây hại cho thai nhi hay không? Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa việc siêu âm thai và những tác hại xấu của nó.
Siêu âm thai là việc làm thường xuyên của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai. Thông qua kết quả siêu âm, mẹ sẽ biết được cân nặng, chiều dài và những chỉ số cần thiết về thai nhi. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những điều mẹ bầu mong muốn. Còn rất nhiều thắc mắc xung quanh việc siêu âm thai mà không phải chị em nào cũng hiểu hết.
Tại sao bàng quang phải đầy nước khi siêu âm?
Đây có lẽ là câu hỏi phổ biến nhất ở các mẹ bầu khi siêu âm những lần đầu tiên. Có một vài lý do khác nhau là, thứ nhất, trong giai đoạn sớm của thai kỳ, một bàng quang chứa nhiều nước sẽ giúp mang lại chất lường hình ảnh siêu âm tốt hơn. Bàng quang nằm ở phía trước tử cung, âm thanh đi qua chất lỏng thì nhanh hơn nên sẽ cho hình ảnh và âm thanh siêu âm thai tốt nhất.
Vì thế, mẹ đừng thắc mắc nếu như trước khi siêu âm bác sĩ hay yêu cầu mẹ nên uống nhiều nước và chờ đến khi muốn đi tiểu nhất thì vào giường siêu âm, đây chính là thời điểm hình ảnh siêu âm cho kết quả rõ nét nhất.
Tại sao siêu âm lại có thể nhìn thấy được thai nhi?
Hình ảnh siêu âm được hình thành bằng cách sử dụng các sóng âm thanh. Máy gửi các sóng âm thanh thông qua cơ thể; sau đó, phản xạ trở lại và chuyển đổi thành một hình ảnh được hiển thị trên màn hình.
Cách siêu âm như sau: bác sĩ sẽ thoa gel dành cho siêu âm lên bụng mẹ bầu, sau đó đầu máy siêu âm được quét qua – quét lại cho đến khi bào thai và nhau thai được hiển thị. Mẹ bầu và người thân có thể nhìn thấy hình ảnh bào thai trên màn hình.
Tại sao có những giai đoạn mang thai phải siêu âm 3D?
Siêu âm 2D đã cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé, vậy sao còn phải siêu âm 3D? Thực tế thì siêu âm 3D có những tính năng rất tuyệt vời, cho ra những hình ảnh rõ nét nhất về thai nhi, giúp bác sĩ dễ dàng nhận thấy hình thái bé và phát hiện ra những dị tật nếu có như tật hở môi, hở hàm ếch và những bất thường bên ngoài khác.
Mẹ có thể siêu âm 2D suốt thai kỳ nhưng vào những thời điểm quan trọng như 12 tuần, 22 tuần, 32 tuần mẹ nên sử dụng phương pháp siêu âm 3D.
Siêu âm có gây hại cho thai nhi?
Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy mối liên quan giữa việc siêu âm thai và những tác hại xấu của nó. Phương pháp chữa trị bệnh lâm sàng đã sử dụng siêu âm trong nhiều năm qua nhưng chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu bất lợi nào. Mặc dù có thể tồn tại những hiệu ứng sinh học trong tương lai nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy, lợi ích từ siêu âm còn nhiều hơn so với những rủi ro đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, bạn không nêu tùy tiện siêu âm nếu không được sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường trong suốt thai kỳ mẹ chỉ cần siêu âm 3 lần ngoài những lần khác được bác sĩ yêu cầu.
Siêu âm sẽ phát hiện dị tật thai nhi?
Điều này đúng nhưng không phải trong mọi trường hợp bởi không phải lúc nào các bác sĩ cũng có thể phát hiện ra dị tật thai nhi. Có những trường hợp phải đến khi bé chào đời thì bác sĩ mới phát hiện ra dị tật đó.
Siêu âm thai: 5 thắc mắc phổ biến của mẹ bầu
Reviewed by Unknown
on
tháng 3 27, 2017
Rating:
Post a Comment