Phát hiện thấy dấu hiệu này, em bé của bạn đang cần nâng cao hệ miễn dịch
Bố mẹ không chỉ học cách bảo bọc hay các liệu pháp điều trị hữu hiệu khi trẻ mắc bệnh mà hàng ngày phải xây dựng hệ miễn dịch tốt hơn cho bé.
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất non yếu so với người trưởng thành. Đặc trưng của hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh là các chức năng đều thiếu tính hoàn thiện cần thiết. Trẻ sơ sinh rất dễ bị giảm thiểu khả năng miễn dịch do vừa mới thay đổi môi trường từ bên trong tử cung mẹ ra ngoài xã hội, lại chưa tiếp xúc nhiều với thức ăn giàu Protein. Trong thai kỳ, thai nhi chịu ảnh hưởng kháng thể của mẹ, đến khi chào đời sẽ bị mất đi nguồn kháng thể này. Từ những nguyên nhân này khiến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bị suy yếu mang tính sinh lý.
Cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh
Ngoài ra, khả năng sản sinh và dự trữ tế bào bạch cầu ở trẻ khá ít, khi trẻ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh thông thường sẽ làm tăng lượng tiêu hao tế bào bạch cầu, từ đó giảm khả năng diệt khuẩn và đề kháng bệnh tật.
Từ những nguyên nhân này khiến trẻ khó có được chức năng miễn dịch tối ưu, bố mẹ càng nên chú trọng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ, tạo tiền đề để trẻ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Biểu hiện chính khi khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm
- Đại tiện không có quy luật, dễ bị tiêu chảy, kiết lị.
- Dễ mắc bệnh lúc giao mùa.
- Vết thương khó lành, dễ bị viêm nhiễm.
- Dễ bị lây bệnh khi sinh hoạt trong môi trường tập thể.
Giải pháp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ
Dinh dưỡng hợp lý
Hàng ngày, trẻ sơ sinh cần nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao. Do chức năng tiêu hóa và trao đổi chất ở trẻ còn hạn chế, vì vậy dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi vừa phải đủ lượng. Đảm bảo nhu cầu phát triển nhưng vừa phải đúng giai đoạn tuổi của trẻ, tránh tạo thành gánh nặng cho dạ dày và đường ruột còn non yếu ở trẻ.
Dinh dưỡng hợp lý và cân bằng có ảnh hưởng quyết định đến việc tăng cường thể chất và hệ miễn dịch của trẻ. Trong đó, Protein là thành phần chủ yếu tổ hợp thành tế bào miễn dịch và các kháng thể. Vitamin C giúp kích thích cơ thể tạo ra các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt virus và vi khuẩn. Ngoài ra, các dưỡng chất cần thiết như Carotene, Axit amin, Vitamin B12, Niacin, Axit Pantothenic, sắt, kẽm, Enzyme đều có liên quan đến khả năng miễn dịch ở trẻ.
Ngoài ra, các lợi khuẩn trong sữa chua cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Bố mẹ có thể thỉnh thoảng cho trẻ ăn hay uống một ít sữa chua để kích thích tiêu hóa, thanh trừ độc tố, nâng cao khả năng kháng bệnh tật.
Tiêm chủng dự phòng
Trẻ sơ sinh tuy vẫn có thể thừa hưởng một phần kháng thể từ sữa mẹ nhưng vẫn là đối tượng dễ mắc bệnh. Tiêm chủng là phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh tật cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên vì lý do tốn kém hoặc điều kiện không thuận tiện mà bỏ sót việc tiêm ngừa cho trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ dù ít hay nhiều đều chứa chất hỗ trợ miễn dịch. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, bao gồm Protein, Lipit, Lactoza, vitamin, sắt đều góp phần xây dựng hệ miễn dịch ở trẻ.
Mát xa cho trẻ
Mát xa là sự kích thích ấm áp, dịu nhẹ đối với làn da non nớt của trẻ sơ sinh. Các động tác mát xa giúp kích thích các phản ứng tích cực của toàn bộ hệ thần kinh, nội tiết và hệ miễn dịch, thúc đẩy dịch tiết ở dạ dày, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, hấp thu và bài tiết, tăng cường thể trọng. Ngoài ra, vài bài mát xa đơn giản, nhẹ nhàng còn giúp các cơ chắc khỏe, có lợi cho sự phát triển của cả tâm sinh lý ở trẻ.
Tạo không gian sống vui tươi, trong lành
Trẻ sống trong bầu không khí áp lực hoặc vệ sinh kém sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, các thành viên trong gia đình nên có thói quen sinh hoạt ngăn nắp, sạch sẽ, duy trì tâm trạng vui tươi, không nên cãi vã hay quát mắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Phát hiện thấy dấu hiệu này, em bé của bạn đang cần nâng cao hệ miễn dịch
Reviewed by Unknown
on
tháng 3 23, 2017
Rating:
Post a Comment