Header AD

Phật dạy rằng: 'Buông bỏ không phải là từ bỏ'

Buông bỏ không phải là từ bỏ, bản chất của hai chữ này không giống nhau, kết quả cũng khác nhau. Chọn ‘buông bỏ’ hay ‘từ bỏ’ là cách bạn quyết định cuộc đời mình hạnh phúc hay lụi tàn…


“Buông bỏ” là một người tìm kiếm cơ hội trưởng thành. “Từ bỏ” thì cho thấy một người tìm kiếm chỗ để trốn tránh. “Buông bỏ” là vì nhìn thấy bản thân mình cao quý hơn sự việc, vì vậy mà buông bỏ sự việc đó. “Từ bỏ” là vì không thể buông bỏ được sự việc, cuối cùng đành phải từ bỏ chính mình. Người khôn biết phải buông bỏ, kẻ dại chỉ có từ bỏ.



Tâm không khiếm khuyết là phú, được người cần đến là quý

Vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực trí tuệ. Phương pháp giải quyết buồn phiền tốt nhất, chính là quên đi buồn phiền. Không tranh giành tức là từ bi, không biện giải tức trí tuệ, không nghe chính là thanh tịnh, không nhìn chính là tự tại, tha thứ chính là giải thoát, biết thỏa mãn chính là buông bỏ. Không loạn trong tâm, không kẹt trong tình, không sợ tương lai, không nghĩ quá khứ. Cười ngắm gió mây tan, ngồi yên khi mây lên.

Đời người biết đủ mà dừng mới an vui: “Lạc bất khả cực, lạc cực sinh bi, dục bất khả túng, túng dục thành tai; tửu ẩm vi túy xứ, hoa khán bán thời khai (Không vui cùng tột, vui cùng tột hóa buồn phiền, không dung túng tham dục, dung túng tham dục thành tai ương, rượu chỉ uống đến chút say, hoa chỉ ngắm lúc đang nở lưng chừng). ‘Thiên đạo kỵ doanh, nghiệp bất cầu mãn’. Nếu sự nghiệp phải cầu đầy đủ, công lao phải cầu dư thừa, thì không sinh nội biến, cũng gặp ngoại cảnh xấu. Con người sống trên đời, làm người không cần đòi hỏi, làm việc không cần hoàn hảo, hưởng lạc không được hưởng đến hết. Làm người phải biết dừng lại đúng lúc, đối với người khác là một sự khoan dung, đối với chính mình là một con đường để lui.

Sở dĩ con người sống không vui vẻ không hạnh phúc, nguyên nhân chủ yếu nằm ở 3 thói quen, nếu bạn đã quen với những thói quen này, xin bỏ ngay

1. Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.

2. Quen phóng đại đau khổ của bản thân.

3. Quen lấy đau khổ của bản thân ra so với hạnh phúc của người khác, lấy khuyết điểm của bản thân ra so với ưu điểm của người khác.

Không có việc gì đáng sợ trên thế gian hơn việc làm trong lúc mất đi lý trí, hậu quả không thể nghĩ bàn. Bộ mặt xấu xí nhất của đời người không thể hơn một bộ mặt đang tức giận, không ai thích một khuôn mặt tăm tối cả. Chuyện làm người khác ghét nhất trên đời cũng không thể hơn làm một cái mặt tức giận cho người xung quanh xem, còn khó chịu hơn là đánh nhau.

Thà là giả ngốc, cũng đừng tự cho mình là thông minh. Thà là vất vả, cũng không ham muốn hưởng lạc. Thà là giả nghèo, cũng không khoe khoang sự giàu có. Thà là thua liên tiếp, cũng đừng chỉ có thắng mà không thua. Thà là chịu thiệt, cũng đừng ham lợi ích nhỏ. Thà là tầm thường, cũng không đạt danh dự bằng cách bất chính. Thà là cố chấp, cũng không từ bỏ lý tưởng. Một chuỗi lựa chọn hai trong một này, tạo thành hàng rào trên con đường đời.

Gọi là bạn bè, là những người an ủi tinh thần của bạn; gọi là cố nhân, là những người tạo ra sự ưu tú của bạn; gọi là tiểu nhân, là những kẻ làm trở ngại phẩm đức của bạn; gọi là quý nhân, là những người làm thay đổi vận mệnh của bạn; gọi là Giác giả (Thần Phật), là những người dẫn dắt bạn giác ngộ bản tính chân thật; gọi là tà giả (ma quỷ) là những kẻ sai khiến bạn bành trướng tự ngã của chính mình.

Lý của Đại Đạo thì vô cùng đơn giản, đơn giản đến nỗi chỉ cần một hai câu là có thể nói rõ ràng. Những chuyện nhỏ trên đời khó là khó ở chỗ đơn giản. Đơn giản không phải là phớt lờ cho xong chuyện, cũng không phải đơn thuần ấu trĩ, mà là trí tuệ ở cấp bậc cao nhất, là biểu hiện của duệ trí thành thục. Cái hoàn hảo luôn luôn là cái đơn giản. Học được sự đơn giản, thật ra không đơn giản chút nào.

“Cười ngắm gió mây tan, ngồi yên khi mây lên”: Lột tả một trạng thái ung dung bất biến trước ngoại cảnh, dù mây có tan biến hay là xuất hiện trở lại thì vẫn giữ một thế ngồi như ban đầu, vẫn tươi cười nhìn ngắm những gì đang diễn ra mà không bị vướng mắc vào nó.

Cách buông bỏ mọi phiền não để được hạnh phúc, bình yên.

Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.

Trong cuộc sống hàng ngày nhiều áp lực và va chạm, chúng ta thường khó tránh khỏi những bất đồng trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, và các mối quan hệ ở gia đình, nơi làm việc. Khi xảy ra tranh cãi, ta có thể không kiềm chế được và nổi nóng hay nặng lời, ta có thể thắng hay thua cuộc tranh cãi, thường không dễ giữ được hòa khí …

Kết quả là khiến chúng ta bị tổn thương hoặc gây tổn thương cho người khác. Thậm chí, sẽ cảm thấy chính bản thân mình trở nên đau đớn, mất niềm tin, rồi ân hận. Nhưng lời đã nói ra như bát nước hắt đi, ân hận lúc đó cũng đã muộn rồi.

Những lúc như thế này, điều người ta cần làm là giữ bình tĩnh và loại bỏ sân si, biết buông bỏ những gì khiến ta cảm thấy bất an.

Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới.

Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.

“Không tranh giành” chính là từ bi.

“Không tranh cãi” chính là trí tuệ.

“Không nghe” chính là thanh tịnh.

“Không nhìn” chính là tự tại.

“Tha thứ” chính là giải thoát.

“Biết đủ” chính là buông.

Tâm không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ.

Người ta sống trên đời thường không vui vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu nhất là ba nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.

Thứ hai: Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.

Thứ ba: Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.

Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân mình, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu "buông".

Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.

Phật dạy rằng: 'Buông bỏ không phải là từ bỏ' Phật dạy rằng: 'Buông bỏ không phải là từ bỏ' Reviewed by Unknown on tháng 3 29, 2017 Rating: 5

Post AD