Đời là bể khổ, muốn vượt qua hãy làm theo lời Phật dạy
Trên đời này, cách vượt qua nỗi khổ tốt nhất chính là vạn sự tùy duyên, duyên tới là thật, duyên đi là hư, hư hư thật thật, thật thật hư hư, tất cả chỉ là mây khói phù du.
Đời người ai cũng sẽ trải qua những nỗi bi ai, khổ hạnh, vậy những nỗi khổ ấy là gì, làm thế nào để vượt qua.
Ở đời, có 3 nỗi khổ cũng là nỗi bi ai thường gặp phải nhất, đó là:
1. Cầu bất đắc sở (cầu mà không có)
Cuộc đời ai cũng có những giấc mộng của riêng mình, nhưng không phải ai cũng có thể hoàn thành được giấc mơ của mình. Bởi cuộc sống không ai đoán trước được điều gì.
Trên đời này, cách vượt qua nỗi khổ tốt nhất chính là vạn sự tùy duyên, duyên tới là thật, duyên đi là hư, hư hư thật thật, thật thật hư hư, tất cả chỉ là mây khói phù du. Lấy được muốn quý trọng, mất đi cũng phải quý trọng, quý trọng được vì đó là điều mình muốn, quý trọng mất vì đó là ký ức, là duyên phận.
2. Oán tắng hội (ghét mà gặp gỡ)
Nỗi khổ lớn của đời người là phải gặp gỡ những người mà bản thân ghét bỏ. Nhưng việc bị cho là thống khổ có thể thành không khổ nếu biết buông bỏ lòng hận, cảm hóa chân tâm, cho người khác một cơ hội và cũng là cho chính mình một cơ hội. Ghét bỏ người khác, bản thân ắt hẳn cũng chẳng dễ chịu gì. Vậy tại sao không từ bỏ ân ái, sân si, cho mình thoải mái, an yên.
3. Yêu ly biệt (yêu mà chia tay)
Ai cũng có một người mà ta yêu tha thiết, nhưng không phải cứ yêu là đến được với nhau. Đây chính là nỗi đau, nỗi hối tiếc lớn nhất cuộc đời mỗi người. Người nhà qua đời, bạn bè xa cách, người yêu chia tay, những lần ly biệt thế này sẽ diễn ra trong suốt cả cuộc đời. Tất cả đều là duyên đã an bài, duyên dài hay ngắn, duyên một một kiếp hay chỉ là thoáng qua ai có thể cưỡng lại được.
Nhân duyên dài ngắn đã được an bài, vì thế đừng cưỡng cầu, càng thế càng đau khổ.
Cuộc sống mỗi con người chúng ta chỉ tồn tại trong một hơi thở vậy tại sao chúng ta cứ để tâm mình mãi luẩn quẩn trong “u mê” và “phiền não”?
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.
Song quan trọng nhất là chúng ta được hạnh phúc, nhận nhiều yêu thương khi biết buông xả, có lẽ đó chính là quy luật và cũng là nghệ thuật sống, mang lại sự bình an cho mỗi người.
"Đau khổ tại tâm" và cách buông bỏ
Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là “phú”, được người khác cần đến, thì được gọi là “quý”. Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.
“Không tranh giành” chính là từ bi.
“Không tranh cãi” chính là trí tuệ.
“Không nghe” chính là thanh tịnh.
“Không nhìn” chính là tự tại.
“Tha thứ” chính là giải thoát.
“Biết đủ” chính là buông.
Tâm không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ.
Người ta sống trên đời thường không vui vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu nhất là ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.
Thứ hai: Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.
Thứ ba: Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân mình, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu "buông".
Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui.
Đời là bể khổ, muốn vượt qua hãy làm theo lời Phật dạy
Reviewed by Unknown
on
tháng 3 29, 2017
Rating:
Post a Comment