Header AD

Những điều mẹ cần biết về việc cho bé ăn dặm bằng trái cây

Chứa hàm lượng chất đạm tương đương với sữa, bơ cũng là một trong những loại trái cây mẹ tin dùng trong giai đoạn ăn dặm chuyển tiếp quan trọng này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ chứa nguồn chất béo chưa bão hòa rất đa dạng, lại tương tự như sữa nên hỗ trợ bổ sung năng lượng đáng kể cho bé.


Trái cây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất cực kỳ quý giá cho cơ thể, nhất là bé yêu trong giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên, bạn sẽ phân vân là khi nào cho bé ăn trái cây là thích hợp, ăn bao nhiêu, vào lúc nào... Đáp án dành cho mẹ dưới đây!

1. Vì sao bé cần được bổ sung trái cây? 

Trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất, là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp tăng cường đề kháng, kiện toàn bộ máy tiêu hóa. Trong giai đoạn này, ngoài sữa bé sẽ có cơ hội được nếm nhiều hương vị khác nhau, từ vị chua thanh của táo, xoài, ngọt lịm của dưa hấu, đu đủ đến béo ngậy của bơ… Những sự khác biệt về mùi vị này giúp vị giác của bé phát triển và dần hoàn thiện, mang đến cảm giác ngon miệng và sự hứng thú với thức ăn.

2. Các loại trái cây nào được khuyên dùng?

Táo

Người Trung Quốc ưu ái phong cho táo danh hiệu “quả trí nhớ” vì chúng có khả năng tăng cường trí lực, nhất là cho trẻ nhỏ. Bên cạnh các vitamin A, C, E, táo còn chứa đầy kali, chất xơ hòa tan, Pectin... có khả năng chống oxy hóa, tăng cường chức năng phổi, hỗ trợ tiêu hóa.

Cho đến nay chưa có ghi nhận nào về khả năng gây dị ứng của táo. Vì thế, khi bé yêu được 6 tháng tuổi, bạn có thể cho con “măm măm” táo được rồi.

Chuối

Ưu điểm nổi bật của loại “quả trí tuệ” này là mùi vị thơm ngon, dễ dàng mua được quanh năm. Chuối chính là kho chứa các khoáng chất gồm kali, canxi, magiê, phốt pho, sắt, đồng... cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trong chuối còn chứa nhiều vitamin C, B2 và B6 có khả năng tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống thiếu máu do thiếu sắt, mang đến cho bé tâm trạng vui vẻ.



Chứa hàm lượng chất đạm tương đương với sữa, bơ cũng là một trong những loại trái cây mẹ tin dùng trong giai đoạn ăn dặm chuyển tiếp quan trọng này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bơ chứa nguồn chất béo chưa bão hòa rất đa dạng, lại tương tự như sữa nên hỗ trợ bổ sung năng lượng đáng kể cho bé.

Nổi bật bên cạnh 14 loại vitamin và khoáng chất quan trọng tồn tại trong quả bơ chính là omega-3, nguồn chất béo quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.

Đu đủ

Bạn đã từng được biết đến đu đủ như một nguồn cung cấp beta-carotene giúp phát triển thị lực, chất xơ và enzim tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe của đường ruột và tổng trạng của bé.

Trong bài viết này, bạn sẽ biết đến một khả năng nữa của đu đủ chính là bảo vệ trái tim của bé yêu. Thành phần chống oxy hóa trong đu đủ có thể ngăn cản việc hình thành mảng bám gây tắt nghẽn mạch máu. A xít folic trong đu đủ giúp chuyển hóa homocysteine thành các axit amino cần thiết để giữ quả tim của con luôn khỏe mạnh.

Dưa hấu

Ngọt, mát với 91,5% nước, dưa hấu có khả năng giải khát ngay tức thì và là món tráng miệng khoái khẩu của nhiều gia đình, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.

Trong dưa hấu có canxi, ma giê tốt cho hệ xương, lycopene bảo vệ tim mạch, vitamin C và A giúp tăng cường hồng cầu, hỗ trợ thị lực. Bên cạnh đó, dưa hấu còn rất giàu kali có khả năng đào thải axit uric gây hại cho thận.

Xoài

Nhìn vào thành phần dinh dưỡng của xoài, bạn sẽ thấy rằng loại quả vùng nhiệt đới có đến 1.082 mg vitamin A, dưỡng chất giúp tăng cường thị lực hiệu quả. Chất chống oxy hóa zeaxanthin và lutein có trong xoài còn giúp bảo vệ đôi mắt của bé yêu khỏi tia cực tím của ánh sáng mặt trời.

Bên cạnh đó, với nguồn chất xơ, vitamin C, B, B1, B2, B5, B6, niacin và khoáng chất như canxi, ma giê… xoài sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ tim mạch, cải thiện trí nhớ cho bé yêu của bạn.

Nho

Nho có 70-80% nước, 15-30% đường. Trong quả nho, nhất là phần vỏ, có chứa chất kháng khuẩn cao, giúp bé chống lại vi rút và các bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Flavonoid có nhiều trong nho giúp bảo vệ trái tim bé nhỏ. Sắt giúp bé khỏe mạnh, năng động.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nho để phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ một cách hiệu quả.

3. Nên cho trẻ ăn khi nào?

- Bắt đầu từ cột mốc 4 tháng tuổi bạn có thể tập cho bé làm quen với các loại trái cây, ăn dặm bên cạnh khẩu phần sữa hàng ngày. 

- Đầu tiên bạn ép lấy nước cho bé uống trong khoảng 1-2 muỗng cà phê. Sang tháng thứ 5 bạn có thể cho bé ăn hoa quả dưới dạng nghiền hoặc xay nhuyễn. 

- Sau 9 tháng bạn có thể thái trái cây thành từng miếng nhỏ để con ăn. Chú ý cắt miếng nhỏ để bé không bị hóc.

4. Liều lượng bao nhiêu?

- Bắt đầu bằng 1-2 thìa trái cây nghiền nhuyễn khi bé mới tập ăn. 

- Khi bé đã quen, có thể cho ăn từ 50-100gam/lần

5. Lưu ý khi cho bé dùng trái cây:

- Chọn hoa quả tươi theo mùa và có nguồn gốc đáng tin cậy. 

- Rửa tay, trái cây, dụng cụ thật sạch trước khi chế biến. 

- Chỉ cho bé dùng tối đa 2 loại trái cây trong một lần ăn để bé cảm nhận được mùi vị ngon nhất. 

- Ngay khi chế biến xong là cho bé ăn ngay để tránh trái cây bị oxy hóa gây biến chất.

- Hạn chế trái cây đóng hộp để tránh bé tiêu thụ nhiều đường và hóa chất bảo quản. 

- Lưu ý vấn đề dị ứng khi trẻ lần đầu dùng trái cây, nhất là loại trái cây lạ, trẻ chưa từng được ăn trước đó. 

- Nếu hệ tiêu hóa của con hoạt động không tốt, thời gian đầu bạn nên nghiền kỹ, nấu chín trước khi cho con dùng.

Lưu ý: Thời gian thích hợp nhất để cho bé ăn trái cây là giữa hai bữa sữa, buổi chiều sau khi bé thức dậy. Lúc này, bé sẽ không quá no và cũng không quá đói.

Những điều mẹ cần biết về việc cho bé ăn dặm bằng trái cây Những điều mẹ cần biết về việc cho bé ăn dặm bằng trái cây Reviewed by Unknown on tháng 3 28, 2017 Rating: 5

Post AD