Header AD

Mẹo hay giúp mẹ bầu phân biệt ho mọc tóc và ho bệnh lý

Theo ông bà ta ngày xưa, mẹ bầu ho khi mang thai tháng thứ 4 là dấu hiệu cho biết em bé trong bụng của mẹ đang bắt đầu mọc tóc. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào tìm ra sự liên quan giữa 2 vấn đề này. Việc ho khi mang thai rất có thể là dấu hiệu bệnh lý và nếu mẹ không tìm cách để ngăn chặn, chúng sẽ nhanh chóng phát triển thành viêm phổi, gây nguy hại đến thai nhi.


Ho mọc tóc

Từ sau tuần thai thứ 14, thai nhi trong bụng mẹ sẽ mọc những sợi tóc đầu tiên. Khi đến giữa 20 tuần tuổi, một lớp lông tơ mềm sẽ bọc quanh bé và tự rụng đi sau khi em bé sinh ra. Một số thai phụ có triệu chứng ho kéo dài trong giai đoạn này và các cụ cho rằng đó là do tóc bé mọc gây ho cho mẹ.

Đặc điểm của ho mọc tóc theo như lời người xưa truyền lại là ho không đàm, thở dễ dàng và cơn ho không đủ mạnh, không sốt.

Ho bệnh lý

Hệ miễn dịch suy yếu và sự thay đổi thất thường của thời tiết chính là những lý do khiến cho mẹ bầu dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công, chúng có thể gây ra những cơn ho dai dẵng và kéo dài trong nhiều ngày. Mẹ có thể nhận biết những cơn ho bệnh lý dựa vào những dấu hiệu dưới đây: 

- Ho có đàm nhớt, vàng đặc.

- Có thể đi kèm các triệu chứng đau ngực, gây ra khó thở.

- Nếu cơn sốt bắt đầu xuất hiện, thì mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức vì đây là dấu hiệu của lao, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng…đe dọa đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.



Ho khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Đừng tưởng những cơn ho “nhỏ bé” này không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhé. Khi mẹ bầu ho mạnh và dai dẳng, việc này có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sảy thai.

Nếu cơn ho do bệnh lý như viêm phổi khiến mẹ ho nhiều và mạnh có thể làm trầy xướt thanh quản, gây chảy máu trong cơn ho rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc này, bạn có thể buộc phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị và được theo dõi liên tục bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Khi nào là dấu hiệu đáng lo ngại?Sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Khi nào là dấu hiệu đáng lo ngại? 10 bài thuốc trị ho từ thiên nhiên, bà bầu dùng ngay "kẻo phí"10 bài thuốc trị ho từ thiên nhiên, bà bầu dùng ngay "kẻo phí"

Mẹ bầu làm gì khi những cơn ho xuất hiện?

Tốt nhất, mẹ nên can thiệp ngay từ đầu bằng cách súc và ngậm nước muối (một thìa cà phê muối pha trong 250ml nước lọc ấm) khoảng 3 – 5 lần trong ngày, nhất là vào buổi tối trước lúc đi ngủ.

Sau đó, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, khi những cơn ho của mẹ không gây nguy hiểm, mẹ có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian trị ho như:

– Rau diếp cá + nước vo gạo: giã nhuyễn lá rau diếp cá sau đó cho vào nước vo gạo và đun sôi hỗn hợp này lên chừng khoảng 20 phút. Để ấm thì lọc loại bỏ bã lấy nước, dùng nước này uống ngày 2 lần, làm thường xuyên liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả khá cao.

– Tỏi + đường nâu + gừng: Tỏi và gừng giã nhỏ sau đó ép lấy nước, có thể cho một chút nước lọc vào. Đun sôi nước vừa ép được với đường nâu để lửa nhỏ khoảng 10 phút thì lấy ra để nguội và dùng. Uống ngày 1 lần, thực hiện khoảng 1 tuần, cơn ho có đờm sẽ nhanh chóng biến mất.

– Húng chanh (tần dày lá) + mật ong + đường phèn: Thái nhỏ húng chanh rồi trộn chung với đường phèn và mật ong rồi đem đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó dùng khi đang còn ấm, có thể ngậm bã để tăng hiệu quả trị bệnh.


Lưu ý: Khi dùng những bài thuốc dân gian để trị ho có đờm thì mẹ bầu nên kiêng một số thực phẩm như đồ tanh hải sản, thịt gà, cua, tôm…

Đồng thời, mẹ bầu nên hạn chế việc ngậm viên thuốc trị đau họng vì dù gì thì đây cũng là một dạng thuốc và nó có thể sẽ gây hại ít nhiều cho em bé của mẹ.

Mẹo hay giúp mẹ bầu phân biệt ho mọc tóc và ho bệnh lý Mẹo hay giúp mẹ bầu phân biệt ho mọc tóc và ho bệnh lý Reviewed by Unknown on tháng 3 22, 2017 Rating: 5

Post AD