Header AD

Không chỉ nhào lộn, thai nhi còn làm nhiều “trò” rất hay trong bụng mẹ

Bạn có biết ở trong tử cung, em bé không chỉ di chuyển, nhào lộn mà thậm chí còn dùng lưỡi liếm thành tử cung và còn rất nhiều bí mật khác.


#1. Chuyển động đầu tiên của thai nhi được ghi nhận là vào khoảng tuần thứ 9 thai kỳ tuy nhiên lúc này người mẹ sẽ chưa cảm nhận được bên ngoài. Dù vậy, qua siêu âm thai, bác sĩ sẽ chỉ cho mẹ thấy chuyển động rất nhẹ của em bé.

#2. Người mẹ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của thai nhi từ tuần 16-20 tùy từng người và từng lần mang bầu. mẹ có thể sẽ cảm thấy em bé vươn vai chuyển động và cả những cú đá, đạp. Khoảng tuần thứ 25 thai kỳ, phổi của em bé đã hoàn thành chức năng để có thể sống sót nếu trong trường hợp sinh non.


#3. Sau tuần thứ 16, thai nhi có thể di chuyển đến 50 lần mỗi giờ. Đến đầu tuần thứ 29, mẹ có thể cảm nhận được khoảng 10 lần di chuyển của em bé trong một giờ. Những chuyển động này bao gồm động tác lắc đầu, vươn vai, chuyển động chân tay hoặc cố gắng chạm đến dây rốn, giơ tay lên mặt…

#4. Ngoài những chuyển động trên, thai nhi thậm chí còn cố gắng liếm vào thành tử cung hoặc đẩy chân mạnh xuống dưới tử cung mẹ…

#5.Thai nhi thường hoạt động nhiều hơn sau khi người mẹ ăn sáng hoặc khi ngồi, nằm.

#6.Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng ít chuyển động hơn, thay thế bằng nhiều cú đá, đạp vì em bé còn rất ít không gian để di chuyển.

#7. Đôi khi người mẹ có thể không nhận thấy em bé chuyển động. Đây là thời gian bé ngủ bởi giấc ngủ của bé thường kéo dài khá lâu, có thể 7-8 giờ thậm chí 15-17 giờ.

#8. Vào khoảng tuần thứ 32, em bé sẽ ngủ sâu khoảng 90-95% thời gian trong ngày. Đôi khi bé cũng ngủ mơ như người bình thường hoặc ngủ trong trạng thái vô định vì não chưa trưởng thành.

#9. Vào khoảng tuần thứ 36, em bé sẽ đi qua các chu kỳ của giấc ngủ như xem giữa giấc ngủ sâu là giấc ngủ ngắn kéo dài khoảng 70-90 phút. Trong giấc ngủ ngắn, bé có thể sẽ vẫn chuyển động và bú mút ngón tay, ngón chân.


#10. Khi mới chào đời, em bé dành khoảng 85-90% thời gian trong ngày để ngủ.

#11. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thường xuyên đếm chuyển động của thai nhi bắt đầu từ tuần 28 để theo dõi sức khỏe của bé và phát hiện sớm nguy cơ thai chết lưu. Những chuyển động này bao gồm những cú đá, chọc, cuộn… trong bụng mẹ.

#12. Một số bà mẹ cho biết họ gặp khó khăn trong việc cảm nhận những cú đá, đạp của thai nhi. Nếu mẹ thừa cân hoặc nhau thai bám mặt trước tử cung thì sẽ khó cảm nhận những chuyển động này hơn.

#13. Hầu hết các bà mẹ cho biết họ ngủ ngon hơn trong thai kỳ khi nằm nghiêng sang trái. Tư thế này cũng rất có lợi cho thai nhi bởi nó giúp lưu thông máu và giúp oxy và dinh dưỡng đến nhau thai tốt hơn.

#14. Siêu âm cho thấy thai nhi thường chuyển động lên, xuống mỗi khi mẹ cười.

#15. Khi mẹ mang thai lần 2 hoặc lần 3, thì tử cung thường lớn hơn và dây rốn em bé cũng dài hơn.

#16. Thai nhi có thể nhận ra giọng nói của mẹ ngay từ khi còn nằm trong bụng.

Không chỉ nhào lộn, thai nhi còn làm nhiều “trò” rất hay trong bụng mẹ Không chỉ nhào lộn, thai nhi còn làm nhiều “trò” rất hay trong bụng mẹ Reviewed by Unknown on tháng 3 25, 2017 Rating: 5

Post AD