Cách giúp bà bầu đối phó với những thay đổi xấu trong thai kỳ
Nếu chưa từng có mang, hẳn bạn chưa biết những gì có thể xảy ra với mình trong suốt thời gian bầu bí. Vậy hãy cùng theo dõi nhé!
Chứng đau cổ tay
Vào một đêm bất kỳ ở tháng thứ ba, bạn có thể tỉnh giấc và cảm thấy bàn tay tê tê như thể sắp rơi vào trạng thái tê liệt. Và sau đó, triệu chứng này tiếp tục lặp lại ở ống cổ tay khi bạn đang ngồi vào bàn làm việc. Nhưng đừng lo vì đây là hệ quả của việc giữ nước trong cơ thể mẹ bầu. Nó đã gây áp lực lớn đến các dây thần kinh ở bàn tay và cổ tay cô. Không chỉ mình bạn mà khá nhiều mẹ bầu khác cũng trải qua những điều tương tự này.
Chảy máu chân răng
Với sự gia tăng của nồng độ hormone progesterone và estrogen, bạn có thể phát hiện ra rất nhiều sự thay đổi khác nhau trên cơ thể và nướu răng là một trong số đó. Nướu của mẹ bầu có thể dễ sưng đỏ hơn, kèm theo cả máu bên trong, tạo rãnh sâu trên mô mềm và chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu chảy máu nhiều, ngay cả khi không đánh răng, mẹ bầu đừng chần chừ mà hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé! Họ sẽ kiểm tra các dấu hiệu viêm lợi, viêm nướu răng và các vấn đề nha chu… Đây đều là những nguy cơ tiềm ẩn rất lớn dẫn đến sinh non, sinh trẻ nhẹ cân, cũng như tăng nguy cơ mất răng, đột quỵ và các vấn đề nghiêm trọng khác. Tốt nhất, bạn nên đến nha sĩ làm sạch răng ít nhất hai lần trong suốt thai kỳ và luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng cá nhân tại nhà. Đối với các vấn đề nha chu, tốt nhất nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn để xử lý. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề về răng miệng đã xảy ra với bạn trong thai kỳ sẽ nhanh chóng chấm dứt sau khi bạn sinh nên đừng quá lo lắng nhé!
Viêm mũi, nhạy mũi
Có bầu là lúc bạn phải sẵn sàng đối mặt với các triệu chứng khó chịu ở khoang mũi như ngạt mũi, chảy máu mũi và thậm chí ngủ ngáy. Lý do vì bên khoang mũi, niêm mạc mũi cũng thay đổi do kích thích tố. Cụ thể, mũi sẽ sưng lên và làm giảm diện tích lưu thông của không khí. Các vấn đề về mũi cũng sẽ chuyển biến trầm trọng hơn nếu thời tiết khô hanh trong những ngày đông lạnh. Để giảm đau, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để dùng thuốc muối nhỏ mũi. Cách khác, có thể dùng phun sương tạo độ ẩm hoặc tắm mình trong bồn nước ấm.
Tiêu hóa chậm
Việc gia tăng progesterone làm chậm thời gian vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột và dẫn đến táo bón. Thêm vào đó, các loại vitamin bổ sung có thể làm cơ thể tiêu thụ nhiều nước hơn, khiến phân trở nên cứng và đào thải hơn. Nếu quá bón, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để dùng loại vitamin khác thay thế cho loại thuốc sắc đang dùng. Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc cũng là cách ngừa táo bón rất tốt. Tuy nhiên, đừng vì quá bón mà chuyển sang dùng thuốc nhuận tràng, kích thích nhu động ruột nhé! Chúng có thể làm giảm độ ẩm trong cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của mẹ đấy!
Tăng lưu lượng máu
Em bé trong bụng đang lớn dần, đòi hỏi một nguồn máu rất lớn để cung cấp thêm oxy và chất dinh dưỡng. Khoảng đến thời điểm 20 tuần, lượng máu lưu thông của cơ thể sẽ tăng lên 50%. Với tất cả các áp lực đó, nó có thể gây ra chứng giãn tĩnh mạch ở chân và bàn chân của mẹ bầu. Mặc dù không có cách nào có thể ngăn chặn được điều này nhưng để giảm đau và sưng, hãy cố gắng nâng đẩy bàn chân cao lên bất cứ khi nào có thể. Đối với những trường hợp nặng, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ hoặc thậm chí phải quấn băng khi ra ngoài.
Nếu đang bị trĩ, áp lực trên các tĩnh mạch do lưu lượng máu tăng cao, cộng thêm trọng lượng thai tăng mạnh sẽ càng làm cho búi trĩ thêm nặng nề. Để giảm đau, bạn có thể tắm nước ấm hoặc nhờ bác sĩ tư vấn để dùng thuốc làm giảm đau.
Các vấn đề về da
Hormone thai kỳ có thể gây ra mụn, sạm da (thường là xung quanh núm vú, trên mặt và làm xuất hiện đường nigra linea. Nhưng tệ hơn, sạm và thâm có thể xuất hiện ở những vùng lộ thiên như quanh cổ, dưới nách, quanh ngực hoặc hai bên bẹn. Một khi các sắc tố xuất hiện, không cách gì có thể thay đổi được nhưng cách tốt nhất để làm chúng không trở nên tồi tệ hơn chính là hạn chế các tác hại của ánh nắng mặt trời.
Chân và bàn chân sưng to
Bàn chân và mắt cá chân của sẽ sưng lên khi bạn có bầu và nó sẽ không thay đổi ngay cả sau khi bạn sinh em bé. Chính hormone relaxin đã làm nới lỏng dây chằng ở xương chậu (một bước chuẩn bị cần thiết để em bé chào đời) đã làm ảnh hưởng lâu dài lên các khớp ở bàn chân và khiến chân bạn như to hơn so với bình thường. Vì vậy, tốt nhất hãy thích nghi với số giày mới và chấp nhận sự thật như một phần những thay đổi lớn lao mà bạn trải qua khi có con.
Cách giúp bà bầu đối phó với những thay đổi xấu trong thai kỳ
Reviewed by Unknown
on
tháng 3 28, 2017
Rating:
Post a Comment