Header AD

3 lý do cơ bản khiến mâu thuẫn gia đình nảy sinh

Cho dù vấn đề chỉ nhỏ như vứt quần áo bẩn bừa bãi dưới sàn hay quên đổ rác cũng có thể khuấy lên tranh cãi lớn nếu mức độ chịu đựng càng lúc càng dồn nén hoặc sự việc lặp lại quá thường xuyên.


1. Tài chính

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tất cả những vấn đề gây tranh cãi, các cặp đôi tranh cãi vì tài chính nhiều hơn cả. Vì sao tiền bạc lại trở thành đề tài nhạy cảm đến vậy? Không hẳn vì chính bản thân đồng tiền, mà vì sự khác nhau giữa cách hai người nhìn nhận nó, trong cách chi tiêu và tiết kiệm.


Hãy ngồi lại cùng nhau tạo ra danh sách những mục tiêu tài chính cần đạt được trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy thống nhất về việc tiền nên được tiêu như thế nào, như vậy, hai người không có ai bị “sốc” với cách chi tiêu của đối phương. Khi đối mặt với những vấn đề cần tới khoản chi tiêu lớn, vợ chồng luôn nên ngồi lại bàn bạc. Sự minh bạch, cởi mở ngay từ đầu có thể ngăn chặn những cuộc cãi vã không đáng có về sau.

2. Việc nhà

Các chuyên gia cho rằng, việc nhà cũng là nhân tố gây tranh cãi nên được liệt vào “hàng top” trong các vấn đề của hôn nhân. Cho dù vấn đề chỉ nhỏ như vứt quần áo bẩn bừa bãi dưới sàn hay quên đổ rác cũng có thể khuấy lên tranh cãi lớn nếu mức độ chịu đựng càng lúc càng dồn nén hoặc sự việc lặp lại quá thường xuyên.

Cách tốt nhất để phân chia việc nhà là lên danh sách những việc mỗi người cực kỳ ghét. Chồng sẽ làm những việc vợ ghét và ngược lại. Nếu cả hai cùng ghét một nhiệm vụ cụ thể nào đó, giải pháp là... hãy cùng nhau làm như các bạn là người cùng đội. Xét cho cùng, nếu bạn trông chờ được nửa kia giúp đỡ thì chẳng nên la lối làm gì.

3. Nhà nội, nhà ngoại

Khi lập gia đình, bạn không chỉ lấy mỗi người chồng/người vợ, bạn lấy cả gia đình anh/ cô ấy! Cho nên vấn đề mấu chốt là phải học cách chung sống hòa thuận với nhà nội, nhà ngoại. Họ chắc chắn sẽ dính lấy cuộc sống của bạn dù bạn có muốn hay không, bởi thế, nên làm quen với chuyện này và có thái độ thật tích cực. Bằng không, mọi vấn đề từ “bà mẹ vợ/má chồng hay can thiệp vào đủ chuyện” đến việc “chúng ta nên phân phối việc ghé thăm gia đình hai bên thế nào” đều sẽ trở thành chuyện lớn gây bất hòa giữa hai vợ chồng.


Mẹ chồng có thể không phải người bạn yêu thích “nhất quả đất”, nhưng nếu bạn cứ săm soi vào những nhược điểm của bà, bà sẽ càng xấu hơn trong mắt bạn mà thôi. Sao bạn không thử tìm kiếm ở bà những đặc điểm tốt? Nhớ rằng bà chính là người yêu cùng một người đàn ông bạn yêu, và bà luôn ở đó khi bạn cần để giúp bạn trông bọn trẻ - các con của bạn, các cháu của bà.

Cũng nên nhớ rằng, điều quan trọng nhất trong cư xử với nhà chồng/vợ là không để họ can thiệp vào hôn nhân của bạn. Hai vợ chồng cần có một thỏa thuận trước, rằng trong mọi tình huống, hôn nhân của hai người luôn được đặt trong mối ưu tiên hàng đầu. Và nếu thỏa thuận này cũng đồng nghĩa với việc hai người có thể bỏ qua “truyền thống tụ họp gia đình” để trốn đi đâu đó chia sẻ riêng cùng nhau khoảng thời gian lứa đôi thì hoàn hảo đấy!

3 lý do cơ bản khiến mâu thuẫn gia đình nảy sinh 3 lý do cơ bản khiến mâu thuẫn gia đình nảy sinh Reviewed by Unknown on tháng 3 26, 2017 Rating: 5

Post AD