Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ - Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao
Đừng nghĩ việc bé đổ mồ hôi vào ban đêm là chuyện bình thường nhé! Nó có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng đấy!
Bạn thường cảm thấy khá lo sợ khi họ nhận thấy con bạn khó chịu khi ngủ. Việc trẻ đổ nhiều mồ hôi khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy bé nóng bình thường nhưng cũng có thể là cảnh báo cho một trong những chứng bệnh nghiêm trọng mà bạn cần phải lưu ý thật kĩ đấy!
Cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng
Bẩm sinh bệnh tim
Những em bé bị bệnh tim bẩm sinh có thể đổ rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có thể đổ mồ hôi quá mức ngay cả khi bé ăn và chơi. Căn bệnh này xảy ra đối với những trẻ có một số khiếm khuyết nhỏ trong sự phát triển của tim.
Để an toàn, nếu mẹ thấy con ra mồ hôi một cách bất thường, mẹ nên cho con làm một số trắc nghiệm kiểm tra chỉ số sức khỏe của trẻ.
Ngừng thở trong khi ngủ
Ngừng thở khi ngủ là một nguyên nhân phổ biến của việc đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ sơ sinh. Bé có thể bỗng dưng bị ngưng thở trong khi ngủ từ 10 - 20 giây. Do đó, cơ thể của trẻ sơ sinh phải làm việc quá sức trong thời điểm bé ngưng thở khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ thường xuất hiện ở trẻ sinh non. Nếu em bé của bạn bị ngưng thở khi ngủ, ở bé cũng có thể xuất hiện những triệu chứng khác như màu da hơi xanh và thở khò khè bên cạnh việc ra mồ hôi khi ngủ đêm.
Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân chính xác của hội chứng SIDS nhưng việc để trẻ bị quá nóng, trong điều kiện thiếu không khí được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra việc chứng đột tử này ở trẻ.
Do đó, việc bé tiết quá nhiều mồ hôi, bạn cần phải kiểm tra không khí trong phòng xem bé có nóng hay không và chú ý nhiệt độ trong phòng nhé!
Tăng tiết mồ hôi
Nếu em bé của bạn đang ở trong một căn phòng mát mẻ và vẫn đổ mồ hôi, bé có thể bị tăng tiết mồ hôi. Đầu, bàn tay, bàn chân của bé đổ quá nhiều mồ hôi trong khi lưng thì lại khô ráo, đây là đặc trưng cho tình trạng này. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn vẫn có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thực hiện các bước cơ bản để điều tiết quá trình ra mồ hôi ở trẻ.
Sau đây là một số bước đơn giản có thể giúp bạn đối phó với việc bé đổ mồ hôi vào ban đêm:
1. Thường xuyên kiểm tra để giữ nhiệt độ phòng ổn định
Cách tốt nhất để đối phó với chứng ra mồ hôi đêm của bé là giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát. Hãy đặt mình vào địa vị của bé để cảm nhận, nếu bạn đang cảm thấy nóng, em bé của bạn có thể cũng đang cảm thấy nóng. Vì vậy, bạn có thể để bé ngủ trong cũi mà không cần chăn, bé sẽ có một giấc ngủ thoải mái hơn.
2. Giữ độ ẩm thích hợp cho bé
Hãy chắc chắn rằng cơ thể bé đã được cung cấp đủ lượng nước cần thiết trước khi ngủ, để bù đắp cho cho lượng mồ hôi đổ ra vào ban đêm.
3. Mặc đồ ngủ thích hợp cho bé
Mẹ nên mặc cho bé những bộ đồ ngủ thoải mái. Một bộ đồ ngủ với chất liệu mềm mại, thoáng khí sẽ cho bé có một giấc ngủ ngon hơn.
Lưu ý với các mẹ!
Nếu bé của bạn vẫn bị đổ mồ hôi vào ban đêm, mặc dù bạn đã cố gắng thực hiện các biện pháp trên, bạn có thể tham khảo ý kiến của một bác sĩ nhi khoa. Ông có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm của bé một cách chính xác nhất và tư vấn điều trị thích hợp cho tình trạng này.
Nếu em bé của bạn xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng khác cùng với đêm đổ mồ hôi như nghiến răng, ngáy hay thở mạnh… bé của bạn có thể đang gặp một vấn đề nhỏ về sức khỏe. Mẹ nên cho bé đến khám ngay tại các cơ sở y tế, để kịp thời tìm hiểu nguyên nhân.
Trẻ đổ mồ hôi khi ngủ - Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao
Reviewed by Unknown
on
tháng 2 02, 2017
Rating:
Post a Comment