Header AD

"Trái tim bé bỏng, hãy đập thật đều và mạnh mẽ con nhé!"

Nỗi ám ảnh mất con lần đầu khiến người mẹ rơi xuống vực thẳm, thậm chí không dám đối mặt với lần mang thai tiếp theo. Để vượt qua được nỗi sợ hãi đó là không hề dễ dàng.


Mất đứa con đầu lòng khoảng 6 tháng thì tôi biết tôi có thai trở lại. Kể từ ngày đó tôi không tiến hành xét nghiệm hay khám chuyên khoa nào, mặc dù điều đó là cần thiết để đảm bảo sự thay đổi về hormone khi mang thai đã trở lại bình thường.

Thai nhi bé bỏng, vợ chồng tôi đặt tên là Sweet Pea, chỉ tồn tại vỏn vẹn 9 tuần trong bụng mẹ. Nỗi đau mất con càng sâu sắc hơn khi đó là thành quả mà hai vợ chồng phải rất nỗ lực mới có được. Tuy nhiên, ngay trong lần siêu âm, chúng tôi đã biết sẽ không bao giờ được gặp Sweet Pea.

Không có tim thai và sau hai lần kết quả siêu âm khẳng định, vợ chồng đành lòng phải rời bỏ con. Tôi chọn giải pháp để sảy thai tự nhiên. Bong huyết và nỗi đau về thể chất chỉ kéo dài trong 48 tiếng sau khi Sweet Pea rời đi, nhưng tổn thương về tinh thần thì còn mãi.

Ông xã tội nghiệp cũng bất lực trong buồn khổ. Dường như trái tim anh cũng tan vỡ. Mặt khác anh rất quan tâm, cố gắng để giúp tôi vượt qua nỗi đau khủng khiếp này.

Nỗi ám ảnh sảy thai cứ đeo bám tôi, vì trước đó vợ chồng tôi háo hức với chuyện có con tới mức đã thông báo với tất cả mọi người về sự xuất hiện của Sweet Pea. Việc phải trả lời câu hỏi về việc mang bầu càng khiến tôi áp lực, giải thích như thế nào khi thai nhi không còn nữa.


Phải mất một thời gian tôi mới mang bầu trở lại. Trong suốt quãng thời gian đó, tôi phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Những câu hỏi như “Bạn định không sinh con sao?” hay “Bạn gặp phải vấn đề gì ư?” khiến tôi không dám chia sẻ về việc mang thai lần hai.

Thậm chí, tôi càng hồi hộp, lo lắng thai nhi có bình an hay không. Sao mọi người tò mò vậy nhỉ? Một tháng sau khi sảy thai, tôi tham gia một sự kiện, một người bạn lại gần, xoa bụng và hỏi “Khi nào em bé chào đời vậy?”. Tôi chỉ cười và im lặng.

Thành thật mà nói, cần tới 4 tới 5 tháng để cơ thể tôi trở lại bình thường sau lần sảy thai. Việc hormone tăng, rồi giảm đột ngột khiến cả thể chất và tinh thần người phụ nữ trở nên căng thẳng, mệt mỏi.

Cả hai vợ chồng bàn bạc kỹ lưỡng về việc cố gắng mang thai lần hai, và đi đến quyết định để theo lẽ tự nhiên. Vợ chồng tôi đều hiểu càng cố gắng nhiều càng gây áp lực lớn cho cả hai.

Tôi chỉ chú ý đến chu kỳ kinh và ngày rụng trứng để việc thụ thai dễ dàng hơn. Vào một buổi sáng, tôi kiểm tra bằng que thử thì thấy xuất hiện hai vạch. Cảm xúc của tôi ngay lúc đó là sợ hãi.

Chạy ra khỏi phòng tắm, tôi nói với chồng “Anh nhìn xem có phải hai vạch không”. Không còn kế hoạch hoan hỉ thông báo cho mọi người biết về tin vui này, cả hai vợ chồng đều rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng.

Sau khi đi mua sắm cho Giáng sinh, tôi và chồng đi tới phòng khám sản. Kết quả vẫn là có thai. Tôi nói với chồng tôi rất sợ hãi và anh ấy cũng thừa nhận cảm giác lo lắng, nhưng vẫn động viên tôi bình tâm. Tôi sẽ không căng thẳng nữa.

Nhưng kết quả siêu âm thì sao? Có giống như lần mang thai đầu tiên? Có lẽ tôi sẽ cố vờ như không có bầu cho đến khi em bé chào đời.

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không quên cái cảm giác ngồi trong phòng khám với máy siêu âm trong lúc chờ bác sỹ tới để khám vào tuần thai thứ bảy.

Khi bác sỹ bắt đầu bật máy siêu âm, tôi còn không dám nhìn vào màn hình. Tôi sẵn sàng tâm lý cho tình huống xấu nhất trước khi buổi hẹn khám này diễn ra.

Thậm chí tôi chỉ mong sau lần khám này, việc tôi mang thai chỉ là báo giả. Rồi bác sỹ thông báo, “Thai nhi đang phát triển, có tim thai”. Chồng tôi mừng quýnh, “Có rồi ư?!” “Tôi cũng thấy kìa!”.

Tôi thì thấy nhẹ nhõm trong lòng và chỉ biết cầu nguyện, “Trái tim bé bỏng, hãy đập thật đều và mạnh mẽ. Mẹ rất mong mỏi được gặp con”.

"Trái tim bé bỏng, hãy đập thật đều và mạnh mẽ con nhé!" "Trái tim bé bỏng, hãy đập thật đều và mạnh mẽ con nhé!" Reviewed by Unknown on tháng 2 04, 2017 Rating: 5

Post AD