Header AD

Mẹ đã biết nhu cầu muối hằng ngày của bé ?

Muối là thành phần chính trong huyết tương và dạ dày, giúp duy trì và cân bằng lượng nước của các tế bào, đồng thời tham gia vào các hoạt động cơ bắp của cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết mọi người ăn nhiều muối hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể


1. Tầm quan trọng của muối


Thành phần chủ yếu của muối là natri và clo, hai nguyên tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng thể dịch cho cơ thể, đảo bảo cho quá trình hoạt động bình thường của các tế bào. Trong trường hợp không cung cấp đủ lượng muối cần thiết, cơ thể sẽ tự động giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Những trường hợp thiếu muối nặng có thể gây hoa mắt, chóng mặt, thậm chí dẫn tới hôn mê.

Ngược lại, thường xuyên ăn mặn lại là nguyên nhân tích làm khối lượng dịch trong cơ thể tăng lên, ảnh hưởng huyết áp. Huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề về tim hoặc đột quỵ, rất nguy hiểm. Đặc biệt, đối với trẻ em, bổ sung quá nhiều muối cho cơ thể có thể gây các vấn đề về thận, thậm chí làm ảnh hưởng đến sự phát triển não.

2. Nhu cầu muối của cơ thể

Theo thống kê, trung bình một người nạp khoảng 8 -15g muối mỗi ngày. Trong khi đó, để đảm bảo tình trạng sức khỏe, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn ít hơn 6g muối/ ngày. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhu cầu muối hằng ngày cũng ít hơn người lớn rất nhiều.

– Từ 0- 6 tháng tuổi: ít hơn 1g muối/ ngày.

– Từ 6- 12 tháng tuổi: 1g muối/ ngày

– Từ 1-3 tuổi: 2g muối/ ngày

– Từ 4-6 tuổi: 3g muối/ ngày

– Từ 7-10 tuổi: 5g muối/ngày

– Từ 11 tuổi: 6g muối/ngày

Chất sắt đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, con cần bao nhiêu sắt và những thực phẩm nào có hàm lượng sắt tốt nhất cho con thì không phải mẹ nào cũng biết

3. Hạn chế muối trong bữa ăn hằng ngày


– Nhu cầu muối của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất ít. Mẹ không cần thêm muối khi nấu ăn cho bé, vì bé đã nạp đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể thông qua những thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa…

– 75% lượng muối nạp vào cơ thể thông qua những thực phẩm được chế biến sẵn như bánh mì, ngũ cốc, thậm chí là các loại bánh ngọt cũng có một lượng muối nhất định. Vì vậy, để đảm bảo lượng muối cần thiết, mẹ nên kiểm tra kỹ thông tin và thành phần trên bao bì sản phẩm.

– Tập thói quen nêm nếm vừa ăn hoặc nêm nhạt. Mẹ có thể thêm một chén nước chấm được pha loãng và từng bước giảm thói quen ăn mặn của các thành viên trong gia đình.

– Để món ăn thêm đậm đà, mẹ có thể sử dụng những gia vị khác thay thế muối như tiêu, rau thơm, tỏi…

– Hạn chế những thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, thịt xông khói, các loại đồ hộp…

Mẹ đã biết nhu cầu muối hằng ngày của bé ? Mẹ đã biết nhu cầu muối hằng ngày của bé ? Reviewed by Unknown on tháng 2 06, 2017 Rating: 5

Post AD