Header AD

Lợi ích bất ngờ của những em bé được mẹ cho ăn dặm muộn

Cho con ăn dặm muộn mới là hành động của những bà mẹ thông thái.


Bất cứ người mẹ nào khi mới lần đầu chăm con đều rất háo hức mong chờ đến ngày được cho bé nếm thử một loại thức ăn thứ hai ngoài sữa. Cảm giác mong chờ không chỉ ở việc được chứng kiến con trưởng thành, bước sang một giai đoạn mới mà còn ở việc nhiều chị em tin tưởng rằng trẻ ăn dặm sớm sẽ chắc dạ, no lâu, ngủ kỹ và tăng cân nhanh hơn. Chính vì những lý do đó, không ít bà ít mẹ nóng vội cho con ăn dặm từ khi bé mới chỉ 3, thậm chí 2 tháng tuổi.

Tuy nhiên hầu hết các chuyên  gia y tế và các chuyên gia về trẻ em đồng ý rằng cách tốt nhất là chờ đợi đến khi bé được khoảng 4-6 tháng tuổi mới cho con tập ăm dặm. Có rất nhiều tổ chức (WHO, UNICEF) đã đưa ra đề nghị tất cả các trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn (không ngũ cốc, nước trái cây, sữa pha nước cháo hoặc bất kỳ loại thực phẩm khác) trong 6 tháng đầu đời.


Thật khó để thuyết phục một người rằng trẻ sơ sinh thực sự không cần bất cứ thức ăn gì ngoài sữa trong suốt 6 tháng đầu đời. Nhưng quả thật, cho con ăn dặm muộn, khi trẻ ít nhất phải trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi mới là hành động của những bà mẹ thông thái.

Ăn dặm muộn giúp con phòng chống bệnh tật tốt hơn

Mặc dù trẻ vẫn còn bú sữa mẹ thì vẫn sẽ nhận được các kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên nếu ăn dặm quá sớm, thì khả năng miễn dịch đương nhiên sẽ phải giảm sút. Hiện nay, các nhà khoa học mới chỉ tính được 50 yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ, con số này có thể còn nhiều hơn mà vẫn chưa được biết đến.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé được bú mẹ hoàn toàn trong hơn 4 tháng đầu đời có khả năng bị nhiễm trùng tai ít hơn 40% so với những trẻ bú sữa mẹ có chế độ ăn được bổ sung các loại thực phẩm khác. 

Xác suất của bệnh hô hấp xảy ra bất cứ lúc nào trong thời thơ ấu cũng được giảm đáng kể nếu đứa trẻ được cho ăn sữa mẹ trong ít nhất 15 tuần và không ăn thêm bất cứ thực phẩm bổ sung nào khác trong thời gian này. Nhiều nghiên cứu khác cũng tìm thấy sự liên quan giữa việc trẻ chỉ ăn duy nhất sữa mẹ với sự tăng cường tốt trong sức khỏe.


Ăn dặm muộn tạo thời gian cho hệ thống tiêu hóa của bé trưởng thành

Nếu trẻ bị bắt phải ăn những thực phẩm khác ngoài sữa trước khi hệ tiêu hóa sẵn sàng, những phản ứng khó chịu như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón…ở trẻ đương nhiên sẽ xảy ra.

Acid dạ dày và pepsin được tiết ra khi trẻ chào đời chỉ đủ để tiêu hóa sữa không gia tăng số lượng cho đến khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Các enzyme amylase cũng không đạt mức độ đủ để tiêu hóa tinh bột cho đến khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.

Các carbohydrate enzyme như maltase, isomaltase, và sucrose không đạt được mức độ trưởng thành cho đến khoảng 7 tháng. Thậm chí, emzym lipase giúp tiêu hóa chất béo cũng chỉ được đầy đủ khi trẻ được 6-9 tháng.

Ăn dặm muộn giảm nguy cơ dị ứng thức ăn

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc kéo dài thời gian bú sữa mẹ cũng giảm tỷ lệ dị ứng thực phẩm sau này ở trẻ em.

Từ khi sinh ra cho đến khi đạt 4-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ được gọi dưới khái niệm "đường ruột mở."Điều này có nghĩa rằng các khoảng trống giữa các tế bào của ruột non dễ dàng cho phép các đại phân tử còn nguyên vẹn, bao gồm toàn bộ các protein và các mầm bệnh vượt qua trực tiếp vào máu.

 Việc này rất tốt cho trẻ bú sữa mẹ vì nó cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ trực tiếp vào máu của em bé, nhưng nó cũng có nghĩa là các protein lớn từ các thực phẩm khác (mà có thể gây dị ứng cho trẻ) và các mầm bệnh gây bệnh cũng có thể vượt qua.


Ăn dặm muộn giúp bảo vệ em bé khỏi thiếu máu do thiếu sắt

Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt, đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé. Trẻ sơ sinh đủ tháng khoẻ mạnh đang bú mẹ hoàn toàn trong thời gian 6-9 tháng đã được chứng minh duy trì các giá trị nồng độ hemoglobin và sắt ở mức độ bình.

Trong một nghiên cứu của Pisacane năm 1995, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng (và không được cung cấp sắt bổ sung hoặc các loại ngũ cốc tăng cường chất sắt) có lượng hemoglobin cao hơn đáng kể  sau một năm đầu đời so với những trẻ bú sữa mẹ lại ăn dặm sớm hơn 7 tháng. 

Các nhà nghiên cứu không tìm thấy trường hợp thiếu máu trong năm đầu tiên nào ở trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 7 tháng và kết luận rằng cho con bú hoàn toàn trong 7 tháng làm giảm nguy cơ thiếu máu. 


Ăn dặm muộn giúp bảo vệ em bé khỏi nguy cơ béo phì trong tương lai

Không còn gì phải bàn cãi về tác dụng này của việc ăn dặm muộn. Tất cả các nhà khoa học đều đồng ý rằng ăn dặm sớm có liên quan đến việc tăng mỡ cơ thể và trọng lượng trong thời thơ ấu

Trẻ ăn dặm muộn giúp mẹ duy trì nguồn sữa

Khi mẹ cho bé ăn dặm, trẻ đương nhiên sẽ bú sữa mẹ ít đi. Việc trẻ ít bú sẽ khiến cơ thể người mẹ điều tiết để sản sinh ra ít sữa hơn. Trẻ ăn dặm sớm cũng có xu hướng cai sữa mẹ sớm sau này.

Ăn dặm muộn sẽ giúp bé ăn hợp tác hơn 

Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tính trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng. Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã cho con ăn dặm sớm 1,2 tuần. Điều đó hoàn toàn không thiết thực.

Lợi ích bất ngờ của những em bé được mẹ cho ăn dặm muộn Lợi ích bất ngờ của những em bé được mẹ cho ăn dặm muộn Reviewed by Unknown on tháng 2 05, 2017 Rating: 5

Post AD